Bất dung nạp lactose là tình trạng các tế bào niêm mạc ruột không tiết đủ lượng men lactase để phân cắt đường lactose có trong sữa nguyên chất (sữa mẹ, sữa bò…). Khi gặp tình trạng này, trẻ nhỏ bú mẹ hoặc dùng sữa công thức có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, mùi chua, nhiều lần trong ngày. Cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ bất dung nạp lactose. Sau đây là 4 nguyên tắc cực kỳ quan trọng để mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.
Mục lục
- 1.TỔNG QUAN: Lactose và bất dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose)
- 1.1. Lactose là gì?
- 1.2. Vai trò của lactose trong cơ thể
- 1.3. Tại sao bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
- 1.4. Phân loại bất dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose) :
- 2. Nguyên tắc 1: Dùng sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose: free lactose
- 2.1. Sữa free lactose là gì? Dùng lâu có đủ dưỡng chất cho bé?
- 2.2. Dùng sữa free lactose lâu có gây thiếu chất cho bé:
- 2.3. Khi nào trẻ bất dung nạp lactose có thể trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường
- 2.4. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi cho trẻ ăn dặm bất dung nạp lactose
- 3. Nguyên tắc 2: Bổ sung kẽm cho trẻ mắc hội chứng không dung nạp lactose
- 3.1. Vai trò của kẽm trong cơ thể:
- 3.2. Tại sao bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bổ sung kẽm
- 3.3. Trẻ bất dung nạp lactose nên bổ sung kẽm như thế nào?
- 4. Nguyên tắc 3: Dùng men vi sinh cho trẻ không dung nạp lactose
- 4.1. Men vi sinh là gì?
- 4.2. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose (Không dung nạp lactose) nên bổ sung men vi sinh?
- 4.3. Vai trò của men vi sinh đối với trẻ bất dung nạp lactose:
- 4.4. Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
- 5. Nguyên tắc 4: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bất dung nạp lactose
- 5.1. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose cần 1 chế độ dinh dưỡng đặc biệt?
- 5.2. KHÔNG NÊN:
- 5.3. NÊN:
1.TỔNG QUAN: Lactose và bất dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose)
1.1. Lactose là gì?
Lactose là 1 loại đường có trong sữa mẹ và sữa động vật có vú như sữa bò, sữa dê,… Lactose là một loại đường đôi (dissacharide) kết hợp bởi 2 loại đường đơn là glucose và galactose. Lactose chất tạo vị ngọt đặc trưng của sữa. Ngoài ra hiện nay, công nghiệp thực phẩm cũng ứng dụng đưa lactose vào thành phần nhiều loại bánh kẹo, đồ uống tạo vị sữa hấp dẫn cho trẻ nhỏ. Trong ngành dược phẩm, lactose được đưa vào làm tá dược trong 1 số loại thuốc.
1.2. Vai trò của lactose trong cơ thể
Để tiêu hóa được đường lactose, niêm mạc đường tiêu hóa cần sản xuất 1 loại men đặc hiệu – Lactase . Lactase được ví như một chiếc kéo sinh học, có vai trò phân cắt lactose thành 2 loại đường đơn: glucose và galactose. Hai loại đường đơn này có kích thước đủ nhỏ để cơ thế hấp thụ và đi vào tuần hoàn chung của cơ thể.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, chính vì vậy lượng lactase bài tiết trong giai đoạn đầu đời cần cung cấp đủ lớn để phân cắt hết lượng lactose trong sữa. Lactose khi được phân cắt thành đường đơn và hấp thụ sẽ tạo năng lượng, phân tử cao năng – ATP (Adenozin triphotphat) duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Càng lớn tuổi, khả năng tiết men lactase của cơ thể càng giảm, khi dùng sữa dễ gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
1.3. Tại sao bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Tình trạng không dung nạp lactose xuất hiện từ khi bé mới sinh ra hoặc sau một rối loạn chức năng tiêu hóa. Trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa mẹ và các loại sữa động vật có vú khác. Các rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến bất dung nạp lactose là: viêm ruột, nhiễm Rotavirus, dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, loạn khuẩn ruột kéo dài, tiêu chảy cấp, …
Thông thường với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ gặp tình trạng bất dung nạp lactose, trẻ không thể hấp thụ hoàn toàn lượng lactose có trong mẹ hay từ sữa công thức thông thường. Theo đó, lactose không được tiêu hóa tại ruột non, tiếp tục đi xuống ruột già.
- Tại khu vực đại tràng, lactose được vi khuẩn lên men tạo mùi chua đặc trưng trong phân trẻ
- Lactose là 1 loại đường hút nước mạnh làm tăng áp suất thẩm thấu vào lòng ruột khiến trẻ tiêu chảy liên tục, phân lỏng .
- Phân chua, pH thấp, trẻ đi ngoài nhiều lần dễ khiến đến hăm đỏ quanh khu vực hậu môn
- Đường lên men sinh nhiều khí hơi, trẻ đầy chướng bụng, hay vặn người, quấy khóc
1.4. Phân loại bất dung nạp lactose (hội chứng không dung nạp lactose) :
- Không dung nạp lactose bẩm sinh – không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh : Do gen, di truyền gây bất dung nạp lactose trong sữa mẹ
- Không dung nạp lactose nguyên phát: Do tuổi tác (75% trường hợp BDN lactose), càng về già nguy cơ bất dung nạp lactose càng cao do cơ thể giảm khả năng bài tiết lactase
- Không dung nạp lactose thứ phát: Sau 1 đợt viêm ruột (nhiễm trùng tiêu hóa), tổn thương niêm mạc tiêu hóa, sau 1 đợt dùng kháng sinh,….
1.4.1. Biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose
- Trẻ đi ngoài liên tục, nhiều lần trong ngày khi dùng sữa mẹ, sữa bò.
- Bụng đầy chướng, hay vặn vẹo người khó chịu
- Đi phân lỏng, mùi chua đặc trưng
- Bé quấy khóc khó chịu
- Có hiện tượng hăm đỏ quanh hậu môn khi đi ngoài nhiều lần, hăm tã
1.4.2. Xét nghiệm bất dung nạp lactose
- Đo nồng độ hydro trong hơi thở
- Xét nghiệm phân – pH phân
- Test hạn chế nồng độ lactose trong chế độ dinh dưỡng
Xem thêm: Bất dung nạp lactose, hiểu đúng để phục hồi hiệu quả
2. Nguyên tắc 1: Dùng sữa dành cho trẻ không dung nạp đường lactose: free lactose
Với tình trạng giảm khả năng hấp thụ lactose, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần được hỗ trợ bằng sữa free lactose.
2.1. Sữa free lactose là gì? Dùng lâu có đủ dưỡng chất cho bé?
Sữa free lactose là loại sữa không có lactose được thiết kế cho trẻ có khả năng dung nạp lactose kém, không tiết đủ men lactase. Chính vì vậy, các nhà sản xuất sữa đã đưa ra 2 dòng sữa free lactose hỗ trợ bé thường xuyên tiêu chảy trong tình trạng trên nhằm giải đáp thắc mắc trẻ kém hấp thu nên bổ sung sữa gì.
2.1.1. Loại sữa free lactose thứ 1:
Sữa được bổ sung thêm men lactase đặc hiệu hỗ trợ trẻ. Loại này thường có vị ngọt hơn các dòng sữa thông thường.
Cách nhận biết: Trong thành phần sữa có chứa thành phần lactase enzym (enzym tiêu hoá đường lactose hay gọi tắt men lactose)
2.1.2. Loại sữa free lactose thứ 2:
Sữa được giảm nồng độ đường lactose nhờ công nghệ siêu lọc. Loại sữa này thường có vị nhạt, vị hơi lợ (đối với một số trẻ quen sữa thường dễ xảy ra tình trạng khó uống)
Cách nhận biết: Trong thành phần sữa không đường lactose. Hoặc Nếu có, nồng độ lactose rất thấp.
Sữa có thể được thay thế bằng 1 loại đường khác như: Glucose, Succrose, siro bột bắp, …
2.2. Dùng sữa free lactose lâu có gây thiếu chất cho bé:
Để giảm áp lực tiêu hóa đường lactose cho bé, dòng sữa free lactose (sữa không lactose) ra đời như một bước tiến lớn trong quá trình hỗ trợ nhóm trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa. Sữa free lactose có đầy đủ các thành phần của 1 sản phẩm sữa thông thường như đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và các khoáng chất thiết yếu,… Qua đây, trẻ bổ sung sữa free lactose vẫn đảm bảo nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường.
Với cả 2 dòng sữa free lactose đều được nghiên cứu kỹ về cách tối ưu lượng đường trẻ nhận được.
2.2.1. Loại sữa free lactose thứ 1:
Khi sữa bổ sung men lactase, hệ tiêu hóa được cung cấp 1 lượng men có sẵn để phân cắt lactose. Trẻ vẫn hấp thu đủ lượng lactose vốn có trong sữa và năng lượng được tạo ra như trẻ dùng sữa thông thường.
2.2.2. Loại sữa free lactose thứ 2:
Giảm lượng đường lactose (đường đôi cấu tạo từ 2 đường đơn) chuyển về bổ sung sẵn những loại đường đơn, cấu trúc phân tử nhỏ, dễ hấp thụ như glucose, succrose,… Qua đó trẻ không cần bài tiết enzym lactase vẫn có khả năng hấp thụ những loại đường này.
Chính vì tất cả những lý do trên, trẻ dùng sữa không lactose lâu dài không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung cho bé để ổn định hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Mách mẹ 5 loại sữa free lactose cho trẻ tốt nhất hiện nay
2.3. Khi nào trẻ bất dung nạp lactose có thể trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường
Trẻ có thể quay trở về bổ sung sữa chứa lactose thông thường khi các tổn thương tiêu hóa được phục hồi, cơ thể đủ bài tiết lactase để có thể hấp thu đủ lượng lactose cung cấp trong sữa. Và để tổn thương tiêu hóa phục hồi, cần có một lộ trình bổ sung men vi sinh và duy trì chế độ dinh dưỡng free lactose tốt, thời gian đủ lớn (Có thể 1-2 tháng)
Bên cạnh đó, khi chuyển về sữa thường, mẹ cần bổ sung theo lộ trình với nguyên tắc từ ít đến nhiều để cơ thể trẻ có khả năng thích nghi tăng dần theo lượng lactose trong sữa cung cấp.
2.4. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi cho trẻ ăn dặm bất dung nạp lactose
Với những trẻ lớn hơn, trẻ đã có thể ăn được những loại thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng. Mẹ có thể giảm lượng sữa mà trẻ uống. Đồng thời nên bổ sung thêm canxi cho con. Vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khi giảm lượng sữa thì có nguy cơ trẻ bị thiếu canxi. Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: trứng, cá hồi, cá mòi, bông cải xanh…
3. Nguyên tắc 2: Bổ sung kẽm cho trẻ mắc hội chứng không dung nạp lactose
3.1. Vai trò của kẽm trong cơ thể:
Kẽm là 1 nguyên tố quan trọng đối với các hoạt động sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Kẽm không tự tổng hợp nội sinh mà được lấy từ sữa, thực phẩm và các sản phẩm bổ sung. Kẽm là khoáng chất vi lượng quan trọng thứ 2 trong cơ thể – Chỉ sau sắt và có trong mọi tế bào cơ thể. Cụ thể:
- Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, hoạt động dẫn truyền thần kinh và nhiều quá trình khác
- Kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch
- Kẽm là nhân tố quan trọng trong các enzym tham gia tổng hợp DNA và sản xuất protein, sự sinh trưởng và phân chia tế bào.
- Kẽm cần thiết cho các giác quan về vị giác và khứu giác
Chính vì vậy, kẽm đem lại một số lợi ích với sức khỏe như:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Tăng tốc độ chữa lành vết thương
- Giảm viêm
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách
3.2. Tại sao bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bổ sung kẽm
Trẻ bất dung nạp lactose có thời gian tiêu chảy kéo dài, và có các tổn thương niêm mạc tiêu hóa cần hồi phục. Bổ sung kẽm chính là giải pháp giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể và giảm các phản ứng viêm trong đường tiêu hóa.
3.3. Trẻ bất dung nạp lactose nên bổ sung kẽm như thế nào?
Nguồn tham khảo
4. Nguyên tắc 3: Dùng men vi sinh cho trẻ không dung nạp lactose
4.1. Men vi sinh là gì?
Men vi sinh (lợi khuẩn) là những vi sinh vật sống, khi được bổ sung với 1 liều lượng đầy đủ sẽ đem đến hiệu quả có lợi cho sức khỏe con người. Các hiệu quả có lợi này cần được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
Không phải lợi khuẩn (men vi sinh) nào cũng cho hiệu quả tương tự nhau. Mỗi một vi sinh vật có 1 vị trí phát huy tác dụng khác nhau. Nồng độ lợi khuẩn cần bổ sung đủ theo các thông số trong nghiên cứu để đem lại hiệu quả như mong đợi.
4.2. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose (Không dung nạp lactose) nên bổ sung men vi sinh?
Trẻ bất dung nạp lactose với triệu chứng tiêu chảy kéo dài dẫn tới hậu quả hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nghiêm trọng. Mất cân bằng hệ vi sinh được đặc trưng bởi:
- Giảm số lượng vi khuẩn có lợi, tăng số lượng vi khuẩn có hại
- Trẻ đầy chướng bụng vì vi khuẩn có hại lên men lactose sinh hơi
- Vi khuẩn có hại bài tiết nhiều chất độc kích thích tiêu hóa: trẻ hay vặn mình, co người vì cảm giác khó chịu trong đường ruột
- Trẻ khó chịu, quấy khóc
4.3. Vai trò của men vi sinh đối với trẻ bất dung nạp lactose:
Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ tốt cho trẻ bất dung nạp lactose nhờ các cơ chế:
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ vi khuẩn có hại
- Lợi khuẩn hỗ trợ kích thích hỗ trợ bài tiết một phần men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa
- Điều tiết lượng nước trong phân, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn giúp bé hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
- Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng tạo lớp màng nhầy ở niêm mạc ruột, bảo vệ thành ruột trước những yếu tố gây hại. Cải thiện và phòng ngừa viêm ruột – một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng ruột không tiết được men lactase
- Các lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó có cả nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm ruột.
4.4. Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy công dụng.
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Tham khảo thêm: Không dung nạp Lactose – Hiểu đúng và điều trị hiệu quả
5. Nguyên tắc 4: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bất dung nạp lactose
5.1. Tại sao trẻ bất dung nạp lactose cần 1 chế độ dinh dưỡng đặc biệt?
Trẻ bất dung nạp lactose phải ăn chế độ ăn không đường lactose. Đồng thời vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng để bé phát triển bình thường.
Sau đây là một số loại thực phẩm nên và không nên ăn dành cho trẻ bất dung nạp lactose mẹ cần lưu ý.
5.2. KHÔNG NÊN:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê đều có đường lactose. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác có nguyên liệu là sữa bò như bơ, phô mai, sữa chua, kem.
- Các thức ăn chế biến sẵn: Một số thức ăn được chế biến sẵn có đường lactose trong thành phần. Các mẹ cần kiểm tra thành phần trước khi cho con sử dụng. Điển hình như khoai tây chiên, bánh kẹo ngọt, bánh có nước sốt kem, phô mai.
5.3. NÊN:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả như cam, táo, nho, dứa,…Rau bắp cải, bông cải xanh, bí ngòi, cà rốt, cà chua,…
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Trứng, tôm, cá hồi, cá mòi, các loại đậu, rau cải,…
- Thực phẩm giàu protein: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, cá ngừ, cá thu…
- Chất béo lành mạnh: Dầu lạc, dầu olive, dầu mè, các loại hạt như hạt óc chó, hạt macca,…
Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung đủ nước cho trẻ vì trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều có nguy cơ mất nước.
Cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ là một quá trình đầy gian khó và vất vả. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp cha mẹ hiểu thêm các vấn đề như lactose là gì, thế nào là sữa free lactose và cách chăm sóc trẻ bị bất dung nạp lactose như thế nào. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482.
Dược sĩ Hải Yến
Dược sĩ Hải Yến tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, dặc biệt lĩnh vực tiêu hóa, dinh dưỡng, da liễu nhi khoa. Hiện tại Dược sĩ Hải Yến đảm nhiệm vị trí tư vấn tại Imiale Việt Nam.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 6 phần mềm Hack Game Online PC, trên Web, Android ưa chuộng nhất
- Những hồ bơi đẹp ở Sài Gòn | Nơi giải nhiệt mùa hè cực HOT
- Hướng dẫn cách tắt thông báo Avast tạm thời hoặc vĩnh viễn
- 1000 Ý tưởng vẽ tranh bảo vệ môi trường đơn giản và đẹp
- Telegram là gì và hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Telegram Thủ thuật