Sự xuất hiện của Black Myth: Wukong đã thu hút rất nhiều con mắt tò mò của giới game thủ về một tựa game Tây Du Ký nữa, khai thác thần thoại Trung Hoa cổ điển, hay nói chính xác hơn là Vua Khỉ – Monkey King, nhưng Black Myth không phải là tựa game đầu tiên lấy nhân vật Wukong làm nhân vật chính.
Bạn đang xem: Game tây du ký ngày xưa
Down game Tây Du Ký tại đây:
Tải ngay
Doraemon (Ganso Ver.) (Figure-rise Mechanics)
599,000 ₫
Mua ngay
Mô hình PlayStation (SCPH-1000) (Best Hit Chronicle 2/5)
600,000 ₫
Mua ngay
Time Machine (Secret Gadget Of Doraemon) (Figure-rise Mechanics)
899,000 ₫
Mua ngayHết hàng
HỘP NHẠC GỖ CHUYỂN ĐỘNG – THÁP EIFFEL
1,150,000 ₫
Mua ngay
Để trừng phạt tội phản nghịch và để chế ngự tính cách ranh ma “coi trời bằng vung” của Wukong, Đức Phật đã giam cầm Wukong dưới chân một ngọn núi trong 500 năm. Khi được thả, Wukong đã tham gia chuyến hành hương của nhà sư Đường Tam Tạng (Tan Sanzang) và những người bạn đồng hành. Nhà sư đã dạy cho Wukong những đức tính và giáo điều của Phật giáo. Sau bao nhiêu kiếp nạn, đa phần là yêu quái đòi ăn thịt hoặc đòi chiếm đoạt Tam Tạng về làm Phò mã, cuối cùng Wukong cũng giác ngộ và được truy phong thành Đấu Chiến Thắng Phật.
Son Son (1984)
Hệ máy: Game thùng để bàn
Capcom đã mô tả hành trình thỉnh kinh trong Tây Du Ký qua hình ảnh của cậu bé khỉ con (Son Son), hiên ngang chống đỡ những yêu quái và cả tướng soái trên Thiên Đình để đến được tượng Phật. Người chơi sẽ bắn những quả cầu lửa bằng cây trượng của Son Son, một biến thể gần giống với Gậy Như Ý của Wukong. Kết hợp với nhân vật đồng đội là chú heo con Ton Ton (dĩ nhiên là lấy hình ảnh của Trư Bát Giới), việc tìm kiếm tượng Phật phản ánh một cách khéo léo hành trình tâm linh của Wukong.
Ở Nhật, Son Son đã vinh dự được xếp thứ 5 trong số những game thùng để bàn hay nhất năm 1984, một số game thủ cho rằng trò chơi quá khó với số lượng yêu quái mọc như nấm sau mưa làm họ dễ “mất mạng”.
Ganso Saiyūki: Super Monkey Daibōken (1986)
Hệ máy: Famicom/NES (Điện tử 4 nút)
Được tuyên bố là một trong những trò chơi điện tử khó chơi và cả khó hiểu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Người chơi vẫn sẽ điều khiển Tôn Ngộ Không đi hành hương đến Tây Phương Cực Lạc cùng với Huyền Trang. Ngoài việc đánh bại yêu quái thì các thầy trò luôn trong tình trạng “đói sắp chết”.
Cả đám có thể chết vì đói nếu không có đồ ăn / thức uống thích hợp. Một đồng hồ đo lượng nước và thức ăn sẽ tự động bị trừ dần cho mỗi lần di chuyển từ mốc này sang mốc khác. Những đồ ăn, thức uống này được tìm thấy trong nhà dân để chống đói, tức là mấy thầy trò còn phải đột kích các ngôi chùa và cả nhà dân để tìm đồ ăn, mới có sức cứu bạn đồng hành và chống lại yêu quái. Ganso Saiyūki có thể khó hiểu, nhưng cốt truyện, bối cảnh và cách đánh vẫn đúng với Tây Du Ký.
Dragon Ball: Dragon Daihikyō (1986)
Hệ máy: Super Cassette Vision
Dragon Ball của Akira Toriyama thì không cần giới thiệu nhiều. Kể từ khi bắt đầu vào năm 1984, loạt này đã thành công vang dội, tạo ra một thương hiệu lớn nổi tiếng khắp thế giới. Trong các cuộc phỏng vấn, Toriyama đã nói rằng khi làm Dragon Ball, ộng muốn tạo ra một thứ gì đó với chủ đề cơ bản là Tây Du Ký nhưng có thêm “một chút kung fu”.
Nhân vật chính Son Goku, là phổ âm theo cách đọc của người Nhật cho từ Tôn Ngộ Không, nhân vật chính của Tây Du Ký. Giống như tên gọi của mình, Son Goku sử dụng Gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân. Cả Goku và Wukong đều dành thời gian tìm kiếm những món đồ ma thuật được cho là mang về giải thưởng lớn cho người thu thập tất cả chúng. Thật ra đó là những viên ngọc rồng để triệu hồi Rồng Thần.
Một trong những đề cập trực tiếp nhất đến Tây Du Ký là Ngư Ma Vương (Ox-King). Ox-King là tên của một con yêu quái trong nguyên tác và cả hai sẽ chạm trán nhau trong một lâu đài nằm trên đỉnh một ngọn núi rực lửa trông giống như Hỏa Diệm Sơn. Trong sách tranh về Thế giới của Akira Toriyama, Toriyama đã vẽ nhiều hình ảnh về dàn diễn viên cốt lõi của Dragon Ball như nhân vật Tây du ký tương ứng của họ, cho thấy hai câu chuyện gần gũi đến như thế nào.
China Gate (1988)
Hệ máy: Game thùng
China Gate là một game đi cảnh đánh nhau 2D, có thể chơi được hai người chơi. Người chơi tự chọn giữa ba nhân vật là người khỉ Gocoo, người lợn Hakai và người chim Gojou. Sau đó lên đường tìm kiếm một cuốn sách kì bí, chứ không phải là bộ kinh như trong Tây Du Ký. Điều này có thể liên quan đến Sách Sinh Tử — mà Wukong trong lúc xuống Âm Tào Địa Phủ đã tự gạch tên của mình để đạt được sự bất tử.
Có 3 nút, một để nhảy, một để tấn công và một để tăng sức mạnh. Có cả thanh giới hạn thời gian, ở cuối mỗi màn cũng có trùm cuối, trừ việc Wukong được vẽ mặt và 2 nhân vật còn lại trông khá là cơ bắp.
Famicom Mukashibanashi:Yūyūki (1989)
Hệ máy: Famicom/NES (Điện tử 4 nút)
Yuyuki là một game phiêu lưu được chơi bằng cách chọn những câu lệnh văn bản hiển thị trên màn hình. Gameplay khá giống với tiền nhiệm là Shin Onigashima, trong việc thực hiện lệnh “Thay đổi nhân vật”, sử dụng các câu chuyện cổ của Nhật Bản, bố cục và menu. Cốt truyện là một tác phẩm nhại lại tiểu thuyết Tây Du Ký của, trong đó hai nhân vật chính, Goku và Chao, bắt đầu cuộc hành trình riêng biệt để tìm kiếm nhau.
Yuyuki tập trung vào việc người chơi phải đọc kỹ và hiểu mạch truyện. Các câu đố không quá khó và rất ít lựa chọn thực sự dẫn đến màn chơi bị “phá băng”. Mặc dù game không truyền cảm hứng cho bất kỳ phần tiếp theo nào, các nhân vật chính vẫn xuất hiện ngẫu nhiên trong loạt Kirby”s Dream Land.
Legend Of Wukong (1996)
Hệ máy: Sega Genesis
Truyền thuyết về Wukong này lại không nói về một con khỉ nào cả, mà là một cậu bé con người 100% có tên Wukong, được gửi ngược về quá khứ trở lại thời nhà Đường. Wukong phải mạo hiểm, chiêu mộ bạn đồng hành và tìm cỗ máy thời gian để trở về nhà, chứ không phải đi thỉnh kinh như Tây Du Ký nguyên bản.
Xem thêm: Dàn Cast Vườn Sao Băng Sau 10 Năm: 2 Người Đã Làm Bố, Nàng Cỏ Hạnh Phúc Bên Chồng Trẻ
Đây là một game nhập vai với chiến đấu theo lượt tương tự như cơ chế của Final Fantasy, game được đánh giá cao nhờ vào gameplay hấp dẫn và đồ họa đẹp. Trong khi Wukong có tạo hình khá giống với Tôn Ngộ Không, cũng đội Vòng Kim Cô và sử dụng Gậy Như Ý, trừ việc không có lông. Wukong cũng có bạn đồng hành là một con heo sử dụng bồ cào như Trư Bát Giới.
Saiyuki: Journey West (1999)
Hệ máy: PlayStation
Saiyuki của Kazuya Minekura xuất hiện lần đầu là trên tạp chí GFantastic, kéo dài từ năm 1997 đến năm 2002. Tây Du Ký này đã tạo ra một chuỗi những phần game tiếp theo, anime và thậm chí cả nhạc kịch. Game lấy bối cảnh một thế giới nơi ma quỷ, nơi phép thuật và công nghệ hiện đại cùng tồn tại và đan xen với nhau.
Khi những con quỷ đang yên đang lành thì đột nhiên trở nên hung dữ, Sanbutsushin ra lệnh cho Genjyo Sanz đến Ấn Độ để ngăn chặn một nhóm người bí ẩn đã hồi sinh Ox-Demon-King, Gyumaoh (Ngưu Ma Vương). Trong cuộc hành trình này, Sanz sẽ đi cùng với Son Goku, Sha Gojyo (Sa Ngộ Tịnh) và Cho Hakkai (Trư Bát Giới). Tuy nhiên, những người bạn đồng hành này thực tế, chúng đều là những con yêu quái bị kiểm soát bởi những món trang sức ma thuật mà chúng bị bắt đeo vào.
Trong game nhập vai chiến lược này, Monkey King-Goku sẽ đóng vai phụ cho nhân vật người chơi là Sanzo, một nhà sư đang trên đường hành hương đến Ấn Độ, người chơi hoàn toàn có thể lựa chọn giới tính cho Sanzo là nam hay nữ đều được. Game được biết đến với những pha hành động cũng như thiết kế nhân vật nam bị ảnh hưởng bởi phong cách bishōnen. Điều này, kết hợp với bối cảnh khác thường tạo nên một phong cách độc đáo, khác biệt so với các bản chuyển thể khác của Tây Du Ký.
Enslaved: Odyssey To The West (2009)
Hệ máy: PC, PS3, Xbox 360
Trong Tây Du Ký phiên bản thời tương lai này, người chơi sẽ điều khiển Monkey hộ tống một cô gái tên là Trip băng qua Thành phố New York hoang vắng với đầy rẫy những cỗ máy giết người. Ngay cả khi được tô vẽ bởi những con robot khổng lồ và không khí ảm đạm đen tối, cảm hứng về con đường hành hương đầy gian truân của Wukong trong Tây Du Ký vẫn tràn ngập khắp trò chơi – cốt truyện, lối chơi và thậm chí cả hình ảnh của các nhân vật đều phản ánh câu chuyện gốc.
Game được các nhà phê bình ca ngợi đồ họa, cách thiết kế thế giới và kịch bản hấp dẫn, mặc dù vấp phải chỉ trích về lối chơi và thiếu sót kỹ thuật dẫn đến thất bại về mặt thương mại. Phần tiếp theo đã được lên kế hoạch nhưng sau đó bị hủy do doanh số bán ra kém.
Unruly Heroes (2019)
Hệ máy: PC, Nintendo Switch, Xbox One và PlayStation 4
Người chơi sẽ được vào vai Sanzang, Wukong, Kihong và Sandmon. Mỗi nhân vật có khả năng khác nhau và người chơi phải hoán đổi giữa các nhân vật này để giải quyết các thử thách platforming không mấy phức tạp. Game được đánh giá cao nhờ hoạt ảnh nhân vật mượt mà và hình nền chi tiết cao, cũng như lối chơi co-op tuyệt vời.
Tuy nhiên, vì ít chịu ảnh hưởng của Tây Du Ký nên cách kể chuyện bị biến đổi trở thành một bộ phim hài nhẹ nhàng không ăn nhập với bản gốc, cốt truyện không xoáy sâu vào tính cách của từng nhận vật mà được xây dựng khá là hời hợt, cũng như giọng lồng tiếng kém.
Monkey King: Hero is Back (2019)
Hệ máy: PC, PS4
Cũng lấy đề tài về Tôn Ngộ Không, tuy nhiên sản phẩm của THQ Nordic không dựa theo tác phẩm kinh điển Tây Du Ký mà lại là bộ phim hoạt hình Monkey King: Hero is Back của đạo diễn Tian Xiao Peng phát hành năm 2015, từng là một trong những bộ phim hoạt hình đạt doanh thu cao nhất tại Trung Quốc.
Trong Monkey King: Hero is Back, người chơi sẽ vẫn vào vai Tôn Ngộ Không (Monkey King) và bước vào cuộc hành trình thú vị nhưng cũng không kém phần thử thách. Ngoài những yếu tố bám sát vào cốt truyện gốc của phim, game cũng sẽ được bổ sung thêm nhiều nội dung mới lạ và riêng biệt.
Trước khi trò chơi ra mắt, cả Sony Entertainment và Oasis Games đều rất mong chờ vào sản phẩm AAA này. Tuy nhiên Monkey King: Hero is Back lại là một sản phẩm rất đáng thất vọng khi bị chê tả tơi vì ganmeplay kém hấp dẫn, yêu quái không được phong phú cũng như thời lượng chơi quá ngắn.
Thực tế là mọi trò chơi MOBA đều dính tới Tây Du Ký
Trong League of Legends, Smite, DOTA 2, Heroes of Newerth và Epic Games “Paragon, Wukong gần như xuất hiện ở hầu hết game thuộc thể loại MOBA. Cốt truyện của Wukong trong những game này thường lấy các chi tiết từ Tây Du Ký và liên hệ chúng với các truyền thuyết khác trong vũ trụ, với những khả năng siêu phàm nhưng khắc họa nhân vật Wukong như là một hầu tinh khét tiếng lừa bịp.
League of Legends cũng đem đến một Wukong có khả năng nhân bản chính mình, trong khi cả DOTA 2 và Smite đều tận dụng khả năng biến hình và Gậy Như Ý của Wukong.
Với sự linh hoạt và tính chất thú vị vốn có trong bản chất nổi loạn của Wukong, không có gì lạ khi Wukong luôn xuất hiện đâu đó trong suốt lịch sử trò chơi điện tử. Và mặc dù lối chơi ban đầu trong trailer rất ấn tượng, thời gian sẽ trả lời liệu Black Myth: Wukong có thực hiện nhiệm vụ giữ đúng truyền thuyết đó hay không.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách vào Youtube khi bị chặn, xem video friend.com.vn
- Top 10 Cách khắc phục lỗi Messenger không gửi được tin nhắn – friend.com.vn
- Cách phát hoạ lại bức ảnh bằng PicsArt Thủ thuật
- Hướng dẫn sửa lỗi màn hình xanh trên máy tính – QuanTriMang.com
- Hướng dẫn đăng tin tuyển dụng chiêu mộ triệu ứng viên