Đôi nét về thẻ tín dụng ngân hàng
Thẻ tín dụng (Credit Card) là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau, do ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ cấp một số tiền chi tiêu nhất định cho chủ thẻ tín dụng tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng.
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng giống như bạn dùng một khoản tiền được cấp theo hạn mức trong thẻ của bạn để chi tiêu mua sắm, nhưng không thông qua tiền mặt, khách hàng sẽ được miễn lãi suất 45 ngày.
Thẻ tín dụng có 2 loại là: Thẻ tín dụng nội địa (chỉ có thể thanh toán trong nước) và thẻ tín dụng quốc tế (có thể thanh toán trong và ngoài nước). Tại nước ta, hầu hết thẻ tín dụng là thẻ quốc tế Visa/MasterCard, rất ít ngân hàng có thẻ tín dụng nội địa.
Lợi ích
- An toàn vì không phải lo mất tiền khi mang theo quá nhiều tiền trong ví
- Tiện lợi chưa từng có với tính năng thanh toán linh hoạt giúp bạn chi trả các hóa đơn mọi lúc mọi nơi trong và ngoài nước
- Tiết kiệm hơn với hàng ngàn ưu đãi bất tận khi mua sắm hoặc đặt hàng và thanh toán qua thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng, trang thương mại điện tử…
- Quản lý chi tiêu dễ dàng với bảng sao kê được gửi hàng tháng giúp bạn theo dõi lịch sử mua sắm và cân đối chi tiêu
- Được mượn tiền ngân hàng để mua sắm mà không phải trả lãi trong vòng 45 – 60 ngày.
- Cứu nguy cho các trường hợp cấp bách bằng cách rút tiền mặt từ thẻ tại ATM
Tìm hiểu và so sánh thẻ tín dụng của các ngân hàng tại đây
Những lưu ý khi dùng thẻ tín dụng
Luôn luôn bảo mật thẻ tín dụng
Bảo mật thẻ tín dụng là điều rất quan trọng khi sử dụng thẻ, bởi hiện nay có rất nhiều trường hợp thông báo mất tiền từ thẻ tín dụng, do vô tình làm mất hoặc do tin tặc tấn công bằng các thủ đoạn tinh vi như:
- Gửi mã độc vào máy tính hoặc đặt mã độc vào website có địa chỉ không rõ ràng và dẫn dắt bạn truy cập.
- Giả mạo làm nhân viên ngân hàng
- Gian lận từ thu ngân khi bạn thanh toán hoặc thậm chí lơ là để người đứng sau bạn nhìn thấy tất cả…
Luôn luôn bảo mật thẻ tín dụng
Cũng theo một thống kê gần đây, khoảng 70% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là, không quan sát thẻ khi thanh toán. Nhiều người vẫn giữ thói quen đưa thẻ cho nhân viên quẹt trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và sau và lấy cắp thông tin để trục lợi.
Mặc dù thẻ tín dụng được tích hợp chip EMV tạo ra một lớp mật mã được mã hóa khi thông tin được truyền đi, do đó bảo mật cao hơn rất nhiều lần so với thẻ ATM. Tuy nhiên thẻ tín dụng khi thanh toán không cần mã PIN, vì vậy nếu bạn làm mất thẻ tín dụng thì người khác có thể dễ dàng sử dụng số tiền trong thẻ của bạn.
Chính vì vậy bạn cần lưu ý giữ bảo mật thẻ một cách an toàn, không cho người khác mượn hoặc thấy thông tin thẻ, nếu bạn làm mất thẻ thì hãy báo ngân hàng khóa thẻ ngay lập tức để bảo vệ tài sản trong thẻ của bạn. Ngoài ra bạn có thể xóa số CSC thẻ tín dụng để đảm bảo an toàn cho thẻ.
Chú ý thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là loại thẻ chi tiêu trước trả tiền sau. Tức là khi bạn sử dụng tiền của ngân hàng để thanh toán, mua sắm thì đến hạn thanh toán bạn phải nạp/thanh toán số tiền đã sử dụng cho ngân hàng.
Thông thường ngân hàng sẽ cho bạn tối đa 45 ngày miễn lãi suất, tức là tính từ thời điểm bạn dùng thẻ để thanh toán bạn sẽ có tối đa 44 ngày để chuẩn bị tài chính và trả nợ muộn nhất vào ngày thứ 45. Sau ngày thứ 45 bạn chưa thanh toán thì bạn sẽ bị phạt thanh toán chậm và bị tính lãi suất. Bạn hãy tìm hiểu bài viết “hướng dẫn thanh toán thẻ tín dụng”.
Mức lãi suất thẻ tín dụng và phí phạt khá cao dao động khoảng từ 20 – 30%/năm và phí phạt trả chậm 4%..
Lưu ý: Cần xác định thời điểm phí phạt trả chậm hoặc lãi suất bị tính: Chỉ tính phí phạt trả chậm khi bạn không trả được khoản nợ tối thiểu theo yêu cầu (khoảng 5% số tiền đã dùng). Nếu không trả đầy đủ số tiền đã dùng từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi từ ngày 46 trở đi cho đến khi trả hết nợ.
Ví dụ: Bạn dùng thẻ tín dụng để mua một gói hàng trị giá 500.000 VND. Sau 45 ngày nếu không thanh toán được tối thiểu 5% * 500.000 VND = 25.000 VND thì sẽ chịu phí phạt ít nhất là 50.000 VND tùy ngân hàng, hơn nữa sẽ bị tính lãi suất trên số tiền chưa trả được. Nhưng nếu bạn thanh toán số tiền 25.000 VND này trước ngày 45, bạn sẽ không chịu phí phạt song vẫn bị tính lãi suất vì chưa trả đủ 500.000 VND.
Bạn hãy tham khảo “thanh toán thẻ tín dụng như thế nào?” để nắm rõ cách thanh toán một cách nhanh nhất.
Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Không nên mở nhiều thẻ tín dụng
Bạn không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng bởi bạn sẽ khó kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình và dễ mắc phải nợ xấu nếu như bạn không trả đủ số tiền đã chi tiêu khi đến hạn.
Theo lãnh đạo một ngân hàng, mỗi người chỉ nên có tối đa 2 thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng CIC – Tiêu chí quan trọng để có thể vay tiền ngân hàng từ nay về sau, sẽ không tốt nếu các nhà băng biết bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng. Nếu được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ.
Bạn có thể tham khảo thêm “có nên mở nhiều thẻ tín dụng?” để hiểu rõ những bất lợi khi mở nhiều thẻ và đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng thẻ tín dụng.
Không dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng sử dụng rút tiền mặt để chi tiêu. Tuy nhiên vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán, không phải để rút tiền mặt.
Vì vậy phí khi rút tiền mặt khá cao (từ 3 – 4% số tiền rút và phí tối thiểu là 50.000 VND tùy từng ngân hàng). Chưa kể, khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay cá nhân với lãi suất 20 – 30%/năm như trên được áp dụng ngay sau khi giao dịch rút tiền thành công. Bạn có thể tìm hiểu những hạn chế khi rút tiền mặt qua bài viết “nên rút tiền mặt hay không?”
Chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho chủ thẻ
Thị trường cạnh tranh đa dạng với nhiều loại thẻ tín dụng, cho nên các tổ chức phát hành chúng đều cố gắng tìm ra những ưu đãi thẻ tín dụng tốt nhất cho khách hàng. Hình thức phổ biến chính là tích lũy trên số tiền bạn chi tiêu với tỷ lệ là 1%. Cũng có một số thẻ có tỷ lệ này nhưng có thể lên đến 5% nếu bạn có đủ điều kiện.
Hầu hết các chương trình này đều dễ quản lý bất kể tần suất sử dụng thẻ tín dụng của bạn cao hay thấp. Hình thức khuyến mãi có thể là giảm giá khi đi du lịch, độc quyền mua sắm hoặc hoàn tiền trực tiếp vào tài khoản thẻ. Vậy nên bỏ qua các chương trình khuyến mãi, thưởng thì quả là 1 sai lầm của chủ thẻ tín dụng.
Các chương trình ưu đãi dành cho thẻ tín dụng
Giữ lại các giấy tờ liên quan đến thẻ tín dụng
Bạn nên giữ lại các giấy tờ liên quan đến thẻ tín dụng như:
Các giấy tờ chứa thông tin của thẻ
Những giấy tờ chứa thông tin quan trọng liên quan đến thẻ bạn cần cất giữ và bảo mật bởi nếu sơ suất bạn sẽ làm lộ thông tin thẻ và kẻ gian sẽ dễ dàng lấy cắp thông tin và sử dụng thẻ một cách dễ dàng. Nếu như bạn đã nhớ thông tin thẻ tín dụng của mình thì bạn hãy hủy những giấy tờ đó một cách cẩn thận và không để sót lại bất kỳ thông tin nào.
Giữ lại những giấy tờ chứa thông tin thẻ tín dụng cũng giúp bạn xử lý khi thẻ gặp vấn đề, bạn có thể lấy những thông tin đó cung cấp, đối chiếu với ngân hàng và nhờ họ giải quyết vấn đề trong trường hợp bạn quên thông tin thẻ của mình.
Các giấy tờ thanh toán trả nợ thẻ tín dụng
Bạn nên giữ lại tất cả các hóa đơn thanh toán nợ thẻ tín dụng của bạn để đối chiếu khi gặp sự cố thanh toán, cho đến khi ngân hàng đã xác nhận bạn thanh toán trả nợ thành công.
Các giấy tờ, hóa đơn thanh toán chi tiêu
Giữ lại hóa đơn thanh toán chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm tra, đối chiếu lại các khoản bạn đã tiêu và mua sắm. Khi đến hạn thanh toán bạn có thể đối chiếu các hóa đơn thanh toán với tổng số tiền bạn đã sử dụng để chi tiêu xem có trùng khớp hay không.
Một số lưu ý trên đây sẽ giúp bạn hạn chế những sai lầm thường gặp khi sử dụng thẻ tín dụng. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ tránh được những rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Setup Was Unable to Create a New System Partition or Locate an Existing Partition
- 12 widget đồng hồ miễn phí tốt nhất cho Android – QuanTriMang.com
- Hướng Dẫn Cách Cài Đặt Phần Mềm Adobe Presenter 10.0 – friend.com.vn
- 10 ứng dụng làm video tốt nhất 2020 cho Android và iOS Thủ thuật,Ứng dụng
- Đo điện tim là gì? Những đối tượng nào nên thực hiện đo điện tim?