Đã có nhiều bạn đọc phản ánh, các thiết bị này không hề đuổi được muỗi, chuột mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt hơn, giá trị của mỗi thiết bị này có giá lên tới vài triệu đồng.
Bỏ tiền triệu mua về rồi… vứt
Những ngày vừa qua, dịch sốt xuất huyết có diễn biến phức tạp, nhiều gia đình đã lựa chọn thiết bị đuổi muỗi bằng sóng âm thay cho phun thuốc diệt muỗi độc hại. Nhu cầu này của người dân ngày một nhiều. Nắm bắt được điều đó, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thiết bị đuổi muỗi bằng sóng âm. Những thiết bị này chủ yếu được rao bán trên mạng xã hội với đủ mức giá từ vài chục nghìn nhưng có cũng có thiết bị lên đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của người tiêu dùng, nếu như tác dụng đúng như quảng cáo thì giá vài triệu đồng cũng không quá cao.
Ông Trần Bình Thanh (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ gia đình ông bỏ hơn 2 triệu mua một chiếc máy đuổi muỗi trên mạng. Hôm đầu tiên mua về, ông cắm ở ổ điện ngay đầu giường, hôm đó chắc mẩm có máy nên không mắc màn, nhưng sáng hôm sau muỗi… vẫn đốt khắp người. Cuối cùng vẫn phải sử dụng thuốc diệt muỗi để tránh sốt xuất huyết. Không những thế, khi sử dụng thiết bị này có dấu hiệu đau đầu, nôn nao nên sau vài lần sử dụng, ông Thanh đã ngậm ngùi vứt bỏ máy.
Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Minh (Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội), vì ngại phun thuốc diệt muỗi nên chị đã nghe lời bạn bè tự tải phần mềm đuổi muỗi miễn phí về điện thoại. Chị tỏ ra khá tâm đắc, cùng chồng mở điện thoại phát suốt đêm. Chỉ sau 2 ngày sử dụng, muỗi vẫn kéo đến đầy nhà, không những vậy, chồng chị Minh còn cảm thấy khó chịu, ong đầu sau khi ngủ dậy.
Chị Minh kể: “Tôi cũng đã từng nghe nhiều người nói, thiết bị đuổi muỗi bán trên mạng không hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi nghe bạn bè truyền tai nhau phần mềm tải về điện thoại có thể đuổi được muỗi. Ngay lập tức tôi đã tải về, sau khi thử dùng 2 ngày thì thấy không có chút hiệu quả nào, thậm chí còn thấy mệt mỏi, đau đầu”.
Bên trong thiết bị này được lắp ráp rất đơn giản nhưng giá có thể lên tới vài triệu đồng.
Không nên sử dụng bừa bãi
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trên mạng xã hội như Facebook, Zalo có rất nhiều người rao bán thiết bị này. Theo lời quảng cáo của những người bán hàng, các thiết bị đuổi muỗi hoạt động bằng cách phát ra sóng âm có dải tần 16 -65KHz, có tác dụng trong phạm vi 70 -100m2, không gây nguy hiểm cho người. Các sóng âm được cho là nằm ở ngưỡng tai mà con người không thể nghe thấy, chúng bắt chước tiếng của sinh vật thiên địch của muỗi, gián, chuột nên khi phát ra âm thanh có thể khiến các loài này sợ hãi bỏ chạy.
Người ta quảng cáo đây là giải pháp đuổi muỗi an toàn thay thế cho phun thuốc diệt muỗi hay thắp nhang muỗi. Tương tự, các loại ứng dụng đuổi muỗi cũng được cho sử dụng sóng âm với tần số cao trên 15 kHz bằng loa ngoài của các thiết bị di động.
Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia và bác sĩ trong và ngoài nước khuyến cáo không nên sử dụng máy đuổi côn trùng. Bởi đã có nhiều thí nghiệm, khoa học chứng minh sóng âm không hề có tác dụng xua đuổi côn trùng, chuột.
ThS- BS Đỗ Hồng Giang, Trưởng khoa Thính học, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP HCM cho biết, sóng âm dưới ngưỡng 20Hz là hạ âm, trên 20.000Hz (20KHz) gọi là siêu âm. Tai con người có thể nghe được trong khoảng tần số âm thanh từ 20-20.000Hz (20KHz). Trong khi đó, các thiết bị đuổi muỗi bằng sóng âm được quảng cáo là sử dụng sóng có dải tần từ 16-65KHz, dù có thể không gây ảnh hưởng tới thính lực và cấu trúc tai nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
BS Giang cho hay, nhiều nghiên cứu cho thấy hạ âm gây ra những ảnh hưởng tức thì cho sức khỏe như chóng mặt, nôn nao, khó chịu, nhức đầu, đau nhức khớp. Nguyên nhân do sóng hạ âm làm cho các phân tử ở tế bào dao động ở mức vi thể.
Tuy nhiên hiện chưa có chứng cứ khoa học về việc tiếp xúc với hạ âm lâu dài có gây các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Còn đối với sóng siêu âm trên 20.000Hz, bác sĩ khẳng định con người không nghe được và tai cũng không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc của tai không có những tế bào chịu sự tác động của siêu âm.
GS Bùi Công Hiển, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, không có một nghiên cứu hay cơ sở khoa học nào chứng minh những phần mềm đuổi muỗi này có tác dụng. Về nguyên lý, những âm thanh trong giao tiếp sinh học có thể hấp dẫn hoặc xua đuổi côn trùng, nhưng đối với những loại muỗi nào, tần số bao nhiêu thì phải tính toán cụ thể.
Một báo cáo khoa học năm 2010 đã được công bố sau khi tiến hành 10 thử nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đã rút ra kết luận: “Các thiết bị đuổi muỗi điện tử bằng sóng siêu âm là không có tác dụng ngăn ngừa muỗi cắn”. Nhiều khi quảng cáo chỉ dựa trên nguyên lý, còn thực tế thì không. Theo các chuyên gia, ngay cả tần số phát ra từ những chiếc máy đuổi côn trùng cũng không hoặc có rất ít hiệu quả, tốt nhất là nên sử dụng các phương pháp đuổi muỗi truyền thống, mắc màn khi đi ngủ để đảm bảo sức khỏe.
(Theo Cảnh sát toàn cầu)
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bán Ắc Quy cũ
- Cách đổi dấu chấm phẩy sang dấu phẩy trong công thức Excel
- Chiến Thuật Đội Hình 424 FO4 – Mạo Hiểm Để Chiến Thắng – FIFA ONLINE 4
- TOP 7 trang web xem dự báo thời tiết thế giới tốt, chính xác nhất
- Cách sử dụng 2 màn hình trên Win 10 tăng hiệu quả làm việc