Ngân hàng SCB phá sản đã và đang là mối quan tâm của rất nhiều đối tác, khách hàng. Tuy vậy, tin đồn về ngân hàng SCB phá sản có đúng không? Nếu đó là sự thật thì tiền gửi của khách hàng sẽ được xử lý như thế nào?
Tin đồn ngân hàng SCB đang trong thủ tục phá sản có thật sự đúng? Wealth In Asia sẽ trả lời bạn chi tiết qua bài viết sau.
SCB là ngân hàng nào?
SCB hay ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có tên tiếng anh là Saigon Commercial Bank. Ngân hàng SCB đã chính thức đi vào hoạt động dưới tên gọi này từ năm 2012, tiền thân từ 3 ngân hàng là: ngân hàng Đệ Nhất, ngân hàng Tín Nghĩa, ngân hàng Sài Gòn. Đến nay, SCB đã và đang là ngân hàng nằm trong top 5 các ngân hàng uy tín có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.
SCB đã không ngừng phát triển và có mặt từ Bắc về Nam, chủ yếu tập trung tại 28 tỉnh với 240 chi nhánh lớn nhỏ. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của SCB cũng được đánh giá cao, sánh ngang với các công ty tài chính lớn hiện nay. Năm 2019, ngân hàng TMCP Sài Gòn đã vinh dự trở thành ngân hàng đầu tư tốt nhất được bình chọn.
Đặc biệt, ngân hàng có chế độ bảo mật an ninh thông tin cá nhân cho khách hàng cực kỳ tốt. Cụ thể, ngân hàng đã thông qua 2 chứng chỉ là Chứng chỉ PCI DSS của Controlcase (bảo mật trong tiêu chuẩn phát hành – chấp nhận thẻ thanh toán) và Chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 do BSI cung cấp về hệ thống quản lý an ninh mạng.
Thời gian qua, ngân hàng TMCP Sài Gòn đã và đang không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ đến khách hàng. Một số điểm sáng khi nhắc đến SCB như dịch vụ vay tiền trả góp thấp, lãi suất tiền gửi cao hơn so với mặt bằng chung. Thủ tục không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin, rút gọn giúp khách hàng nhanh chóng, chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
Nguyên nhân khiến tin đồn ngân hàng SCB!
Hầu hết các chi nhánh và tiềm lực, nhân viên sẽ được phát triển từ các ngân hàng tiền thân của SCB. Đó cũng là lý do giúp SCB tuy xuất hiện gần đây những có nền tảng cùng tốc độ phát triển nhanh chóng.
Tuy vậy, thời gian gần một số chi nhánh rải rác các nơi của ngân hàng SCB đang lục đục đóng cửa. Đó cũng là lý do khiến dư luận xôn xao về tin đồn ngân hàng SCB phá sản.
Quay trở lại nguyên nhân tại sao thời gian gần đây một số chi nhánh ngân hàng SCB bắt đầu đóng cửa? Lý do là SCB đang trong quá trình phát triển không ngừng, tìm kiếm cơ hội, phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong khi đó, tại một số vị trí ngân hàng nhận thấy chi nhánh hoạt động không thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc cho đóng cửa một số chi nhánh là bước đầu để hoạt động quản lý hiệu quả hơn.
Thực tế, việc một số chi nhánh đóng cửa không là cơ sở cho việc ngân hàng SCB. Đồng thời, việc một ngân hàng phá sản là rất khó và cũng vô cùng hiếm tại Việt Nam. Thông tin chính xác cho “quá trình” này luôn được Ngân hàng Nhà nước quản lý và thông tin chính thức đến khách hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nói cách khác, tin đồn “ngân hàng SCB phá sản” là hoàn toàn không xác thực. Thay vào đó, ngân hàng chỉ đang trong quá trình sắp xếp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Khách hàng, đối tác hoàn toàn có thể an tâm về tình trạng hoạt động, khả năng tài chính của SCB.
Trong trường hợp ngân hàng SCB phá sản khách hàng có được nhận lại tiền gửi?
Không chỉ ngân hàng SCB mà bất kỳ ngân hàng lớn nhỏ nào khi rơi vào tình trạng phá sản đều ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích khách hàng. Nhà nước ta nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng mà đã ra không ít văn bản quy định cụ thể về thủ tục phá sản của ngân hàng. Đồng thời, Quyết định 21/2017/QĐ-TTg cũng có hướng dẫn về bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng.
Thông thường, có thể hiểu “phá sản” là đã rơi vào tình trạng không có khả năng hoàn trả. Khi đó, tất nhiên khách hàng không thể nhận lại 100% giá trị tiền gửi của mình. Thay vào đó, khách hàng sẽ nhận được đền bù từ khoản bảo hiểm tiền gửi mà ngân hàng đã tham gia trước đó. Số tiền tối đa (cả vốn lẫn lãi) cho mỗi cá nhân có thể nhận lại được là 75.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, ngân hàng sau khi hoàn tất thủ tục phá sản, tài sản còn lại sẽ được ưu tiên trả các khoản tiền theo thứ tự ưu tiên.
Cụ thể là (1) Chi phí phá sản -> (2) Chủ nợ là các khoản vay đặc biệt -> (3) Người gửi tiền -> (4) Tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng -> (5) Người sở hữu trái phiếu ngân hàng -> (6) Nhà cung cấp dịch vụ -> (7) Cổ đông, thành viên góp vốn.
Liệu ngân hàng SCB có phá sản không?
Không có thông tin nào một cách chính thức từ Ngân hàng Nhà nước về việc ngân hàng SCB phá sản. Thực tế từ hoạt động quản lý và điều chỉnh tổ chức mà ngân hàng đã và đang cho đóng cửa một số chi nhánh hoạt động kém hiệu quả.
Đây là việc làm vô cùng bình thường mà không chỉ SCB ứng dụng trong thời điểm khó khăn hiện nay. Do đó, khách hàng có thể yên tâm về việc ủng hộ và tiếp tục sử dụng dịch vụ từ SCB.
Kết luận
SCB phá sản chỉ là tin đồn thất thiệt. Bạn có thể yên tâm và sử dụng dịch vụ của đơn vị. Nếu cần thêm thông tin về tài chính và ngân hàng, bạn có thể theo dõi Wealth In Asia để cập nhật chính xác nhất.
Có thể bạn chưa biết!
- Vay tiền cấp tốc online 24/24
- Cách sao kê bảng lương ngân hàng
- Cách tìm chi nhánh ngân hàng qua số tài khoản
- IBAN Number được sử dụng trong trường hợp nào?
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Top 15 game nhập vai (RPG) PC Offline hay nhất nên trải nghiệm
- Hướng dẫn giảm tỷ lệ đạo văn trên Turnitin – MAAS Assignment Writing Service
- Gỡ BlueStacks, xóa cài đặt BlueStacks trên máy tính, latop
- Top 7 phần mềm làm slide chuyên nghiệp và miễn phí
- Cục Nóng Điều Hòa Lúc Chạy Lúc Không Nguyên Nhân Và Khắc Phục