Nổi hạch ở háng là tình trạng nổi một (hoặc nhiều) cục u ở háng. Để hiểu hơn những trường hợp gì có thể xảy ra, cũng như cách xử lí khi có triệu chứng trên, hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Xuân Thanh theo dõi bài viết sau đây.
Nổi hạch ở háng là như thế nào?
Nổi hạch ở háng là tình trạng nổi một (hoặc nhiều) cục u ở háng. Đây là một phản ứng thông thường của cơ thể khi có những bất thường tại chỗ hoặc toàn thân.
Triệu chứng nổi hạch ở bẹn/ háng
Bình thường, hạch có kích thước nhỏ, không đau và di chuyển dưới da khi bị đẩy.
Khi hạch bị sưng to, gồ lên da, bạn có thể sờ được chúng. Triệu chứng nổi hạch rất đa dạng. Bởi nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Một số tính chất bạn có thể cảm nhận khi sờ vào hạch ở háng như:
- Đau hoặc không đau (hạch gây đau thường liên quan đến viêm nhiễm, phản ứng dị ứng).
- Hình tròn như viên bi hoặc hình bầu dục như hạt đậu.
- Di động hoặc không (hạch không di động thường liên quan bệnh lý ác tính).
- Bề mặt trơn.
- Mật độ mềm (thường do viêm, nhiễm trùng), chắc (thường do bệnh lympho) hay cứng (thường do nguyên nhân ác tính).
- Số lượng, kích thước rất thay đổi.
Nếu các hạch nổi ở háng sưng lên là do nhiễm trùng hoặc chấn thương phần dưới cơ thể, các triệu chứng khác đi kèm có thể là:
- Phát ban da, kích ứng.
- Có chấn thương gần bộ phận sinh dục hoặc phần dưới cơ thể.
- Tiết dịch âm đạo hoặc dương vật.
- Xuất hiện mụn nước hoặc vết loét trên da ở trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
- Da đỏ và viêm.
- Ngứa.
- Sốt.
Nếu nguyên nhân là do ung thư, một số triệu chứng khác đi kèm với nổi hạch ở háng như:
- Các hạch bạch huyết bị sưng trong hơn hai tuần.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sốt dai dẳng.
- Hạch cứng, không di động.
- Kích thước hạch phát triển nhanh chóng.
- Nổi hạch toàn thân.
- Giảm cân không giải thích được.
Nổi hạch ở háng là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân nổi hạch ở háng. Trong đó, những nguyên phân phổ biến làm hạch nổi ở háng bao gồm nhiễm trùng, chấn thương ảnh hưởng phần dưới cơ thể, ung thư, vắc-xin và thuốc.
Nhiễm trùng
Tác nhân gây nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân thường gặp.
- Nhiễm nấm âm đạo hoặc dương vật do sự phát triển quá mức của nấm Candida.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.
- Viêm mô tế bào: một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và có khả năng diễn tiến nghiêm trọng. Nó thường ảnh hưởng đến cẳng chân, gây sưng, nóng, đỏ, đau vùng bị viêm.
- Viêm bao quy đầu: tình trạng kích ứng da trên bao quy đầu và đầu dương vật.
- Viêm tuyến tiền liệt: sưng tuyến tiền liệt có thể do nhiễm trùng hoặc chấn thương do vi khuẩn
- Viêm bàng quang thường do nhiễm trùng tiểu gây ra.
- Mụn rộp sinh dục: bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm và sưng hạch bạch huyết ở bẹn, trước khi bùng phát mụn nước sinh dục.
- Bệnh lậu: một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Bệnh thường không gây ra triệu chứng nhưng có thể gây tiết mủ và đau khi đi tiểu.
- Bệnh giang mai: một bệnh lây truyền qua đường tình dục nghiêm trọng. Triệu chứng bắt đầu bằng vết loét được gọi là săng và phát triển theo từng giai đoạn. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
- HIV: một loại vi rút ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Khi đó, bệnh bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm và gây sưng hạch bạch huyết.
Ung thư
Tuy hiếm gặp nhưng nổi hạch ở háng vẫn có thể là do ung thư. Ung thư ở vùng lưng, xương chậu và chi dưới có thể di căn đến các hạch bạch huyết ở bẹn. Một số loại ung thư bao gồm:
- Ung thư hắc tố.
- Ung thư tinh hoàn.
- Ung thư buồng trứng.
Các hạch bạch huyết bị sưng cũng có thể do các bệnh ung thư khác. Chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu.
Vắc-xin, thuốc
Một số vắc-xin có thể gây phản ứng nổi hạch vùng háng, như sởi, quai bị, rubella…
Nguyên nhân khác
Những rối loạn suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng cũng có thể gây ra nổi hạch háng. Chẳng hạn như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân và bệnh thủy đậu.
Nổi hạch ở háng có sao không? có nguy hiểm không?
Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể bắt giữ các yếu tố xâm nhập gây hại và ngăn ngừa những tác nhân này lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể.
Tuy hạch bạch huyết phân bố rộng khắp cơ thể nhưng chúng tập trung nhiều ở cổ, nách, bẹn. Khi các hạch bạch huyết vùng háng to ra, bạn có thể sờ thấy được một hoặc nhiều cục nhỏ ở háng. Nổi hạch ở háng có thể do sự phản ứng trước một vết thương hay nhiễm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe đang gặp một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng.
Nổi hạch ở bẹn có nguy hiểm không?
Nổi hạch ở háng có thể chỉ là phản ứng của hạch trước một vết thương hay viêm nhiễm ở vùng thân dưới. Thậm chí, đây có thể là bệnh lý toàn thân như sốt, nhiễm siêu vi. Tuy nhiên, những nguyên nhân ác tính cũng có thể gây ra tình trạng nổi hạch vùng háng. Nhiều trường hợp nổi hạch ở háng bên phải hoặc bên trái.
Vì vậy, để phân định chính xác nổi hạch vùng háng có nguy hiểm không, đôi khi không thể chỉ dừng lại ở việc thăm khám và hỏi bệnh. Bạn có thể phải những xét nghiệm chuyên biệt. Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kĩ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Bị nổi hạch ở háng phải làm sao? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nổi hạch ở háng thường trở lại bình thường khi nguyên nhân cơ bản được điều trị đúng. Ví dụ: nếu bạn bị nhiễm trùng da nhẹ (nấm da chân), các hạch bạch huyết của bạn sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi bạn điều trị khỏi nhiễm trùng.
Như vậy, nếu bạn bị nổi hạch vùng háng, hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Tình trạng nổi hạch này không có lý do rõ ràng. Chẳng hạn như nhiễm trùng da hoặc chấn thương.
- Hạch tồn tại lâu hơn hai tuần hoặc tiếp tục to ra.
- Các hạch bạch huyết cứng hoặc không di chuyển khi bạn ấn vào chúng.
- Có triệu chứng kèm theo như sốt dai dẳng, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
- Bạn đã tiếp xúc với một bạn tình bị bệnh lấy nhiễm qua đường tình dục.
Điều trị nổi hạch ở háng
Cách trị nổi hạch ở háng do viêm nhiễm từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai):
Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nào trong giai đoạn sớm của bệnh. Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai như sau:
- Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan và phòng ngừa bệnh tái phát và di chứng
Penicillin là kháng sinh được lựa chọn điều trị bệnh và có hiệu quả khỏi bệnh cao. Nếu người bệnh bị dị ứng với loại kháng sinh này thì bác sĩ sẽ lựa chọn các kháng sinh khác thay thế như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
- Điều trị đồng thời cho cả bạn tình
Vì giang mai lây truyền qua đường tình dục nên cần thiết phải điều trị cho cả bạn tình của người bệnh để cắt đứt nguồn lây và ngăn ngừa tái phát.
- Điều trị cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng được điều trị hiệu quả bằng penicillin và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.
- Điều trị cho trẻ sơ sinh
Biến chứng xảy ra đối với trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con rất nghiêm trọng nên việc điều trị cho trẻ nên được tiến hành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc sinh ra.
Lựa chọn điều trị cho trẻ sơ sinh vẫn là kháng sinh penicillin và chế độ theo dõi, tái khám tùy thuộc vào xét nghiệm tại thời điểm trẻ sinh ra dương tính hay âm tính.
Theo dõi đáp ứng điều trị:
Sau 6-12 tháng sau điều trị, người bệnh được xét nghiệm kháng thể. Nếu kháng thể giảm hơn 4 lần so với trước điều trị thì việc điều trị có hiệu quả. Nếu sau khi điều trị mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, xét nghiệm cho thấy hiệu giá kháng thể tăng hơn 4 lần so với trước điều trị thì khả năng điều trị thất bại hay người bệnh bị tái nhiễm.
Điều trị nổi hạch ở bẹn/háng nguyên nhân do bệnh hạ cam:
- Điều trị nổi hạch ở háng với bệnh hạ cam bằng một số loại thuốc tiêm, hoặc thuốc uống.
- Sau 2-3 ngày điều trị bệnh sẽ thuyên giảm và sau 1 tuần thì khỏi hẳn nếu được tiếp nhận điều trị sớm.
- Một số trường hợp nổi hạch ở bẹn sẽ lâu lành hơn vì phải chọc hút mủ.
- Tùy phác đồ điều trị phải điều trị với cả bạn tình.
Cách phòng ngừa bị nổi hạch ở háng
Dựa vào nguyên nhân, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng bị nổi hạch ở háng. Bao gồm:
Phòng ngừa mắc bệnh lấy truyền qua đường tình dục
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao như làm rách da.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.
- Tiêm ngừa một số vắc xin giúp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nâng cao sức khỏe bản thân
Nâng cao sức khỏe không những giúp phòng ngừa ung thư mà còn tăng sức đề kháng khi bị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lí.
- Tăng cường thể dục thể thao hàng ngày.
- Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Như vậy, nổi hạch ở háng là một phản ứng của cơ thể nhưng cũng là dấu hiệu không thể chủ quan. Nguyên nhân có thể là lành tính như nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng chân hoặc cơ quan sinh dục. Nhưng cũng có thể là ác tính như ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng… Vì vậy, để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hoa rơi cửa phật là gì? Vạn sự tùy duyên là gì? Ý nghĩa của câu nói
- Cộng Tác Viên Nhận Đánh Văn Bản Nhanh| Đánh Máy Vi Tính Thuê Giá Rẻ 10/2021
- Hướng dẫn cách bật nút home ảo trên iPhone – 【Mới Nhất 2022 】
- iPhone dual sim(2 sim) là gì ?Mọi thứ cần nắm trước khi mua IP 2 Sim
- Những ứng dụng tải hình nền đẹp miễn phí cho Android, iOS Thủ thuật