Trong quá trình học Photoshop có nhiều bạn hỏi mình rằng “khi thiết kế xong thì nên lưu ảnh định dạng JPG hay PNG?”. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân tích 2 định dạng ảnh này để chúng ta lựa chọn chế độ lưu phù hợp nhé!
1. Định dạng ảnh JPG
JPG (Joint Photographic Experts Group) là 1 định dạng ảnh được phát triển bởi JPEG với mục đích là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén file ZIP là tìm các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn. Một khi đã dùng phương thức JPG để nén ảnh, bạn sẽ không thể nào trở lại trạng thái ban đầu. Thường thì công nghệ này chỉ được dùng với mục đích lưu trữ nhiều bức ảnh trong 1 khoảng nhỏ, chứ không dùng để chỉnh sửa ảnh.
JPG đã trở thành định dạng phổ biến nhất trên Internet bởi vì công nghệ nói trên có thể nén ảnh rất nhiều. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB, đó chính là lợi thế của JPG.
Khi nén ảnh bằng công nghệ JPG thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi rất rõ rệt, vì thế công nghệ này không thích hợp để lưu các bức họa. Cho dù là để ở chất lượng nén JPG tốt nhất thì bức ảnh vẫn bị thay đổi 1 chút. Không chỉ vậy, mỗi lần bạn copy hay lưu 1 bức ảnh JPG, chất lượng bức ảnh đó sẽ bị giảm đi, chất lượng hình ảnh bị sụt giảm đi thì ta sẽ thấy những điểm mờ giữa các khối màu, sự mất nét của các vùng ảnh và đây là nhược điểm lớn nhất của định dạng ảnh này. Hơn nữa ảnh JPG không hỗ trợ các loại ảnh không nền (ảnh trong suốt).
Nếu bạn không quan tâm lắm tới chất lượng ảnh hoặc có thể chấp nhận việc ảnh bị giảm độ nét đi một chút thì nên sử dụng định dạng JPG để tiết kiệm dụng lượng.
Ảnh JPG được sử dụng tốt nhất cho: Ảnh với màu sắc phức tạp, ảnh đen trắng, ảnh tĩnh vật, ảnh đời thường, chân dung.
2. Định dạng ảnh PNG
PNG (Portable Network Graphics) là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới mà không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có. Do đó khi thiết kế Logo hoặc những hình ảnh không nền (ảnh trong suốt) chúng ra nên lưu dưới định dạng PNG.
PNG hỗ trợ màu 8-bit giống như GIF, đồng thời cũng hỗ trợ màu 24-bit RGB như JPG. Khi bạn nén một bức ảnh bằng định dạng PNG, bức ảnh đó sẽ không hề bị giảm chất lượng. Do đó, dung lượng là nhược điểm của định dạng ảnh PNG, phần lớn ở trong cùng 1 điều kiện hiển thị những hình ảnh định dạng PNG có dung lượng lớn hơn những hình ảnh định dạng JPG.
PNG là định dạng lưu ảnh rất tốt. Nếu bạn không quan tâm tới dụng lượng mà cái bạn hướng tới là đảm bảo chất lượng ảnh sắc nét hoặc những hình ảnh bạn thiết kế là ảnh trong suốt, ảnh không nền, ảnh đẹp đồ họa thì nên lựa chọn lưu dưới định dạng này.
Ảnh PNG được sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh trên web những mảng màu phẳng, logo, hình ảnh trong suốt hoặc bán trong suốt, ảnh văn bản, ảnh đang trong quá trình sửa chữa, các hình ảnh phức tạp.
Dựa vào những phân tích trên hy vọng đã giúp các bạn hiểu về 2 định dạng ảnh PNG và JPG và có những lựa chọn phù hợp trong công việc của mình.
Tham khảo: Hướng dẫn cách lưu hình ảnh thiết kế trong Photoshop
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách nâng cấp máy tính bàn đơn giản – Tin Học Anh Phát
- Chia sẻ trải nghiệm sử dụng Google Keep 2020
- Màn Hình Samsung J7 Pro Cũ Giá Rẻ Chính Hãng T10/2021
- Hướng dẫn vào Deep Web cho người mới – friend.com.vn
- Hướng dẫn chi tiết Hack Wifi bằng Wifislax với USB mới nhất