1. Cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường truyền tải ý nghĩa gì?
Thông thường, các cover letter (thư xin việc) được sử dụng để truyền tải thông điệp là mong muốn được trao cơ hội để khẳng định bản thân cũng như làm nổi bật được kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, với cover letter cho sinh viên mới ra trường thì lại khác.
Vì là những lính mới trong nghề, vừa tốt nghiệp cao đẳng, đại học nên trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng còn rất mỏng và ít. Điều này hầu hết các nhà tuyển dụng đều đã nắm bắt được và thấu hiểu một cách sâu sắc. Vậy, mẫu cover letter cho sinh viên mới ra trường sẽ thể hiện được ý nghĩa, thông điệp gì?
Mặc dù không có quá nhiều kinh nghiệm, nhưng, những sinh viên mới ra trường sẽ có bằng cấp chuyên môn phù hợp, có kỹ năng làm việc nhất định và hơn hết chính là tinh thần ham học hỏi, sự cầu tiến và không ngại thử thách. Đây chính là phẩm chất nổi bật của sinh viên mới ra trường được thể hiện thông qua các cover letter mẫu. Dựa vào những ưu điểm nổi bật đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng phù hợp, sự nhiệt huyết trong công việc của các bạn ứng viên là sinh viên mới ra trường. Từ đó, có thêm cơ sở và căn cứ để đưa ra đánh giá cũng như tiềm năng phát triển của mỗi ứng viên trong tương lai.
Mỗi cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường sẽ có sự phù hợp nhất định với chuyên ngành và lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Do vậy mà tuỳ theo đam mê mà bạn sẽ có sự điều chỉnh nội dung cover letter sao cho ấn tượng nhất, nổi bật được các kỹ năng mềm trong công việc có ứng dụng cao để tạo điểm nhấn cho bản thân.
Các cover letter cho sinh viên mới ra trường có thể được thể hiện thông qua hình thức viết tay hoặc đánh máy. Dù là hình thức nào đi chăng nữa thì đây sẽ là một công cụ cực hữu ích để các bạn sinh viên mới ra trường xây dựng và quảng cáo hình ảnh cá nhân của mình trước nhà tuyển dụng. Tất nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào cách bạn xây dựng cover letter cho sinh viên mới ra trường của mình.
Các mẫu cv đơn giản cho sinh viên mới ra trường.
2. Cách xây dựng một cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường
Dù là cover letter tiếng Việt hay mẫu cover letter tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường thì mẫu cover letter cần đảm bảo đúng theo bố cục nội dung sau đây:
– Phần mở đầu: Thông tin cá nhân của bản thân và sự khẳng định của bản thân.
– Phần nội dung: Tập trung trình bày các kinh nghiệm, kỹ năng.
– Phần kết: Nhấn mạnh nguyện vọng và khẳng định quyết tâm của bản thân.
2.1. Viết phần thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân trong cover letter mẫu cần phải có các thông tin sau:
– Kính gửi: Tên nhà tuyển dụng, Bộ phận làm việc, tên công ty (tuỳ theo lượng thông tin bạn có để ghi phần này sao cho phù hợp nhất).
– Họ tên:
– Ngày tháng năm sinh:
– Địa chỉ:
Phía dưới sẽ là lý do bạn biết tới tin tuyển dụng này và mục đích bạn viết mẫu thư ứng tuyển cho sinh viên mới ra trường này. Không cần phải viết quá dài, trình bày từ 1 đến 2 câu văn là bạn đã có thể hoàn chỉnh được phần nội dung này.
2.2. Phần nội dung chính
Ở phần này, bạn sẽ tập trung vào bằng cấp, kinh nghiệm làm việc của bản thân (nếu có) và các kỹ năng cá nhân khác. Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn nên chia phần nội dung thành 3 đoạn nhỏ để tránh cho việc viết quá dài một đoạn văn dẫn đến các ý không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn.
3 đoạn văn sẽ tương ứng với 3 nội dung cần triển khai đã nêu ở trên. Việc không có nhiều kinh nghiệm với sinh viên mới ra trường là điều hết sức bình thường. Bạn có thể tập trung nhiều hơn cho kỹ năng cũng như những phẩm chất nổi bật mà bạn có. Sự nhiệt huyết, không ngại thách thức bản thân sẽ cực kỳ phù hợp để tạo nên ấn tượng cho bạn.
2.3. Phần kết đơn
Ở phần này, hãy gửi tới nhà tuyển dụng lời cảm ơn vì đã dành thời gian đọc cover letter của bạn. Tuy nhiên, đừng quên nhấn mạnh về mong muốn được học hỏi và đóng góp cho công ty cũng như hy vọng về một cuộc trao đổi trực tiếp tại vòng phỏng vấn chẳng hạn. Việc đưa ra gợi ý như vậy sẽ cho thấy được khao khát và sự chủ động của bạn trong công việc.
Cuối cùng hãy để lại thông tin liên lạc của bản thân và kỷ tên mình vào phần cuối chỗ người viết nhé.
3. Ví dụ về Cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường
Dưới đây sẽ là mẫu cover letter cho sinh viên mới ra trường bạn có thể tham khảo để có hình dung rõ hơn về cách viết thư xin việc cho mình nhé.
Kính gửi: Anh Nguyễn Huy Hùng, Trưởng phòng nhân sự
Công ty TNHH Nguồn nhân lực Thanh Xuân
Tên tôi là: Nguyễn Mai An
Sinh ngày: 22/12/1998
Địa chỉ: 123 Nguyễn Sinh Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Thông qua tin tuyển dụng mà công ty đăng tải trên website vieclam123, tôi biết được quý công ty đang tuyển dụng vị trí biên tập viên. Với chuyên ngành, trình độ mà bản thân được đào tạo cũng như tích lũy qua các trải nghiệm thực tế, tôi cảm thấy mình rất phù hợp cho vị trí này. Chính vì thế nên tôi viết đơn xin dự tuyển vị trí Biên tập viên tại quý công ty.
Về quá trình học tập của bản thân, từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 6 năm 2020, tôi đã theo học chuyên ngành khoa Viết văn báo chí trường Đại học Văn hoá Hà Nội và tốt nghiệp với tấm bằng giỏi. Trong khoảng thời gian học tập của mình, tôi đã được cung cấp các kiến thức chuyên ngành của một nhà báo, một biên tập viên, người làm việc với những con chữ. Vì thế mà bản thân khá tự tin với khả năng viết lách cũng như khả năng dẫn dắt, truyền tải thông tin với mọi người.
Đặc biệt, tôi đã có được cho mình những kinh nghiệm quý báu khi trở thành cộng tác viên của các tờ báo trong nước như Đại đoàn kết, báo Nhân dân và trang báo mạng VNExpress. Những công việc part time này tôi đã bắt đầu từ năm 3 đại học của mình. Do vậy mà số lượng các bài báo của tôi được đăng tải khá nhiều và đều đặn. Dưới đây là link một số bài báo của tôi trên trang VNEXpress anh Hùng có thể xem qua.
Với kinh nghiệm viết báo của mình, tôi đã rèn luyện được kỹ năng nắm bắt thông tin, sàng lọc thông tin và cách đặt title sao cho ấn tượng cũng như thu hút người đọc nhiều nhất. Cùng với đó chính là kỹ năng làm ảnh, thiết kế ảnh và xây dựng nội dung phù hợp và trọn vẹn.
Dựa trên những ưu điểm của bản thân đã nêu trên, tôi hy vọng mình sẽ có thể trao đổi kỹ hơn với anh Hùng tại vòng phỏng vấn sắp tới. tôi tin rằng mình sẽ đảm nhận tốt vị trí Biên tập viên, giúp trang web của công ty thu hút được nhiều độc giả hơn.
Mọi liên hệ về thời gian phỏng vấn hay chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại: 098xxx xxxx hoặc Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn!
4. Những lưu ý cần biết khi viết cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường
Khi viết cover letter, các bạn sẽ cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây để mẫu cover letter được hoàn chỉnh hơn.
– Nên đưa dẫn chứng thực tế vào cover letter
Đừng chỉ dừng lại cover letter với vai trò là một bản nội dung liệt kê. Hãy giúp cover letter ấn tượng hơn với những dẫn chứng thực tế. Không cần quá nhiều, 1 đến 2 ví dụ cũng đủ để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn rồi.
– Không sử dụng duy nhất một mẫu cover letter
Là sinh viên mới ra trường nên việc dải đơn hay rải CV nhiều rất phổ biến. Tuy nhiên, mỗi một công việc hay vị trí khác nhau nên có một cover letter tương ứng. Điều này đảm bảo sự phù hợp cũng như giúp bạn nổi bật hơn khi sử dụng đúng cover letter cho chuyên ngành, lĩnh vực ứng tuyển.
– Chắc chắn rằng cover letter của bạn có tính thẩm mỹ và khoa học
Cách trình bày cover letter có ý nghĩa quan trọng đến sự ấn tượng về mặt nội dung. Một cover letter có cách trình bày rõ ràng, khoa học sẽ khiến nhà tuyển dụng thoải mái hơn khi đọc. Cùng với đó, hãy đảm bảo không có lỗi sai chính tả trong cover letter của bạn. Đừng để lỗi sai xấu xí này khiến bạn mất điểm nhé.
Trên đây là chia sẻ về cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường. Hy vọng là với thông tin được cung cấp trên, bạn sẽ sở hữu cho mình một mẫu thư ứng tuyển cho sinh viên mới ra trường cực ghi điểm trước nhà tuyển dụng nhé.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Ly Giữ Nhiệt In Logo 500Ml Có Ống Hút – Cốc Giữ Nhiệt Quà Tặng Hà Nội
- Hình nền điện thoại 3D siêu đẹp
- Pi Network Là Gì, Picoin Khi Nào Lên Sàn
- Bật, tắt Bluetooth trên Windows 8.1
- Cách Xin Nghỉ Hẳn Học Thêm, Tổng Hợp 10 Lý Do Nghỉ Việc Thuyết Phục Nhất