Giấy ủy quyền sử dụng xe máy
friend.com.vn xin giới thiệu mẫu Giấy ủy quyền sử dụng xe máy dành cho cá nhân là người có quan hệ đặc biệt với người được ủy quyền cho mượn phương tiện sử dụng và 2 bên tự chịu mọi trách nhiệm khi có tranh chấp phát sinh. Mẫu giấy ủy quyền sử dụng phương tiện cũng là mẫu giấy ủy quyền cá nhân với mục đích sử dụng dành cho người mượn phương tiện sử dụng, đi lại. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu giấy ủy quyền sử dụng xe máy tại đây,
- Giấy ủy quyền ký giấy tờ
- Giấy ủy quyền giao nhận chứng từ
- Giấy ủy quyền đòi nợ/thu hồi nợ
- Giấy ủy quyền khiếu nại
- Giấy ủy quyền tham gia tố tụng
1. Giấy ủy quyền xe máy là gì?
- Ủy quyền là một hoạt động được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Cụ thể, Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
- Như vậy, dựa trên cơ sở trên, ta có thể xác định Giấy ủy quyền xe máy là mẫu giấy ủy quyền sử dụng khi chủ xe muốn cho ai đó mượn xe máy để đi, và người này thường có quan hệ gần gũi thân thiết. Giấy ủy quyền này giống như một chứng từ đảm bảo cho việc toàn quyền sử dụng xe máy cùng các giấy tờ xe khi tham gia giao thông, đồng thời các bên tự chịu trách nhiệm khi có tranh chấp phát sinh.
- Giấy ủy quyền sử dụng xe máy thuộc loại giấy ủy quyền cho mượn phương tiện sử dụng và hai bên phải tự thương lượng và thống nhất các điều khoản liên quan, tự giải quyết mâu thuẫn phát sinh nếu có. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, khi có tranh chấp phát sinh hai bên phải cùng chịu trách nhiệm.
2. Giấy ủy quyền sử dụng xe máy
Nội dung cơ bản của giấy ủy quyền sử dụng xe máy như sau:
3. Lợi ích của giấy ủy quyền sử dụng xe máy
Lợi ích của hợp đồng ủy quyền so với hợp đồng mua bán. Lưu ý là để có tính pháp lý cao nhất, hợp đồng nên được ký kết ở các phòng công chứng. (sau đây gọi tắt bên bán là bên A, bên mua là bên B, bên thứ 3 là bên C).
- Bên B có đầy đủ 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt chiếc xe giống như chủ xe. Cần lưu ý thời hạn của hợp đồng ủy quyền (tối đa được 10 năm) và các điều khoản ủy quyền có minh bạch hay không, quan trọng nhất là có mục “có quyền bán lại chiếc xe cho bên C mà không cần phải báo cho bên A biết” hay không.
- Trong thời hạn của hợp đồng ủy quyền đó (ví dụ 5 năm), bên B không cần phải làm thủ tục sang tên đổi chủ chiếc xe về tên của mình mà vẫn sử dụng bình thường. Nhờ vậy không bị áp lực phải sang tên trong vòng 30 ngày theo luật qui định mới.
- Hợp đồng ủy quyền có giá trị tương đương với hợp đồng mua bán, do đó bên A không thể đơn phương hủy ngang hợp đồng ủy quyền cho bên B để đơn phương giành lại quyền sở hữu xe. Chỉ khi cả 2 bên cùng ra phòng công chứng làm thủ tục thanh lý hợp đồng ủy quyền đó thì lúc này mới có thể hủy ngang.
Ví dụ đối tượng trong hợp đồng là xe hơi, khi bên B muốn bán lại xe cho bên C thì chỉ cần 1 mình B làm hợp đồng mua bán cho C, không cần phải có mặt cả 2 vợ chồng (trong trường hợp B đã kết hôn) đồng ý bán xe. Vì luật qui định nếu đã kết hôn thì phải cả 2 vợ chồng cùng đồng ý mới bán được chiếc xe đó.
4. Hạn chế của giấy ủy quyền sử dụng xe máy
- Chỉ có hiệu lực trong thời gian được ghi trong hợp đồng.
- Bên B sẽ không được làm thủ tục sang tên đổi chủ chiếc xe về tên mình. Lúc đó, B phải làm hợp đồng ủy quyền (hoặc bán) xe cho C, rồi C bán ngược lại xe cho B (lưu ý là bán nhé, chứ nếu C ủy quyền ngược lại cho B thì y chang ban đầu rồi), thì B mới có thể đứng tên xe. Tốn nhiều bước hơn so với hợp đồng mua đứt bán đoạn, A bán cho B.
- Vẫn cầm “cà-vẹt” xe đứng tên chủ cũ, nghĩa là không phải “xe chính chủ”.
- Hợp đồng gốc chỉ có 3 bản. Bên A, bên B và phòng công chứng giữ mỗi người 1 bản, bên A hay B mà làm mất là coi như tiêu, phải đi trích lục lại rất tốn thời gian.
- Nếu không để ý mà làm hợp đồng ủy quyền thời gian ngắn (1-2 năm gì đó), hết thời gian này mà bên B không thể liên lạc được bên A để gia hạn hợp đồng thì mặc nhiên hợp đồng hết hiệu lực. Chiếc xe trở về lại là tài sản của A, mà B không liên lạc được A thì cũng không bán được xe cho C luôn.
5. Thủ tục sang tên xe khi chỉ có giấy ủy quyền
Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh
Trường hợp người mua đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:
- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú
- Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
- Chứng từ lệ phí trước bạ: là biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ, chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho Biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).
- Giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ gốc của xe.
Đăng ký sang tên, di chuyển xe từ tỉnh này sang tỉnh khác
Trước tiên, để sang tên xe khác tỉnh thì người mua phải thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc của xe tại tỉnh cũ. Cụ thể, thủ tục trên được thực hiện như sau:
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BCA, để rút hồ sơ gốc người mua cần đến công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xe đã đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Sau khi làm các thủ tục cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ trả phiếu sang tên, di chuyển, giấy khai sang tên di chuyển kèm theo hồ sơ gốc cho chủ xe và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
Tiếp theo, người mua cần thực hiện các thủ tục để sang tên xe sau khi rút hồ sơ gốc của xe. Trường hợp người mua đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:
- Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú
- Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
- Chứng từ lệ phí trước bạ: là biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ, chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho Biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).
- Giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ gốc của xe.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Giao thông vận tải trong mục Biểu mẫu.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Top App che mặt trên ảnh dễ sử dụng nhất
- Cách kết nối bàn phím không dây với laptop, máy tính
- Tải Chổi Quét Virus – Tải Clean Master Apk
- Địa chỉ thay dây da / kim loại đồng hồ đeo tay ở tại Hà Nội
- VSCO: Làm thế nào để xem lịch sử chỉnh sửa ảnh trên VSCO Thủ thuật