Ngay khi con còn bé, các bậc phụ huynh cần phải dạy cho con mình những điều cần thiết cho cuộc sống từ lời ăn tiếng nói cho tới thái độ, đặc biệt không thể thiếu đó là dạy con mình biết giữ chữ tín, trọng chữ tín là một phẩm chất cao quý, với người thiếu chữ tín sẽ không có thể tạo dựng cho mình tình bạn hay bất cứ mối quan hệ bền vững nào trong cuộc sống. Ngạn ngữ có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, câu này muốn nhắc nhở rằng mất tiền còn có thể tìm lại được, nhưng mất chữ tín với người khác rất khó lấy lại được lòng tin của họ, sự bội tín dù có thu được món lợi nào đó nhưng cái giá phải trả có khi kéo dài trong cả cuộc đời.
1. Ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”
Một lần bất tín, vạn lần bất tin ý nghĩa là nếu một lần bạn không giữ chữ tín (lời hứa) thì sau này những người bị bạn thất hứa sẽ không còn tin tưởng lời hứa của bạn nữa.
2. Chữ tín – “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin”
Trọng chữ tín là một phẩm chất vô cùng đẹp và cao quý, giữ chữ tín là tiêu chuẩn đạo đức mà ai cũng cần tuân thủ, đây là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác và chính là hình ảnh đại diện của mỗi người.
Chữ Tín thường được mọi người nhắc đến rất nhiều và được coi như là chìa khóa của sự thành công của mỗi người, chữ Tín chính là sự tin tưởng lẫn nhau không thất hứa luôn luôn thực hiện đúng cam kết đúng những gì mình đã nói và đề ra, để có thể là một người giữ chữ Tín trước hết phải ở chính bản thân mình và sau đó mới để ý đến chữ Tín của những người khác.
Nếu bạn là một người không có chữ Tín thì bạn chính là người vô dụng không có bản lĩnh, nếu bạn mà người như thế này không bao giờ thành công trong cuộc sống cũng như công việc được
Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh hãy chú ý rằng ngay từ khi con còn nhỏ hãy chỉ dạy cho con bạn là một người giữ chữ tín, đừng để con bạn sau này lại được người ta ví câu “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
– Ý nghĩa đẹp về lòng tin, chữ Tín
Chữ Tín vô cùng quan trọng, chữ Tín chính là danh dự của chính bản thân mình mà danh dự của mỗi con người luôn được đặt lên hàng đầu giống như trong ngũ thường của dân gian ta bao gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín nếu con người mà thiếu 1 trong 5 thứ trên thì sẽ không bao giờ trở thành những người được người khác tôn trọng.
Chữ Tín như các bạn biết là được dịch phiên âm từ trong tiếng Hán, để có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của chữ Tín thì bạn phải hiểu được cách viết và cách cấu thành chữ Tín trong tiếng Hán có như vậy bạn mới hiểu sau xa hơn về chữ tín và nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Từ cách viết có thể hiểu ý rằng, mỗi một con người khi lời nói phát ra phải tạo được lòng tin, sự tin tưởng nói làm sao để mọi người tin tưởng mình chứ đừng để lời nói của mình nói ra mà không một ai quan tâm, không một ai tin tưởng, chính vì vậy người xưa mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
3. Bài học về giữ chữ tín
Câu chuyện thứ 1
Nhà văn người Đức – Thomas Mann có cô con gái rất xinh đẹp tên Elektra, Elektra là một cô bé rất thông minh thân thiện nhưng lại không thành thật và giữ chữ tín.
Có một ngày Thomas Mann thấy con gái phạm lỗi, ông không hề trách mắng mà chỉ gọi con vào thư phòng của mình và nói chuyện nghiêm túc, Thomas Mann nghiêm khắc nói: “Con gái, con đã 7 tuổi và là độ tuổi có thể chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, nhưng con xem con đã làm những gì, còn có biết việc nói mà không thực hiện sẽ có hậu quả của nó trong lòng con biết rất rõ. Nếu ai cũng nói dối như con vậy thế giới này sẽ trở thành một thế giới đầy rẫy sự giả dối và thiếu sự tin tưởng điều này sẽ làm cho cả thế giới này không tồn tại tinh thần trách nhiệm, không có sự tin tưởng, không ai biết lắng nghe nữa. như vậy con cảm thấy cuộc sống như vậy có ý nghĩa không, bố tin rằng con sẽ hiểu những lời bố nói và sau này sẽ không nói dối và thiếu trách nhiệm với lời hứa của mình.”
Nghe bố nói vậy, Elektra xấu hổ gật đầu, từ đó về sau cô bé nghiêm túc thay đổi thói quen xấu ấy nhiều năm về sau Elektra vẫn ghi nhớ rõ những lời dạy bảo chân thành của cha.
Đây là một câu chuyện nhỏ muốn gửi tới những bậc phụ huynh và các em học sinh cần phải biết dạy và học cách tôn trọng và chịu trách nhiệm với mình đã hứa. Dạy và học ở đây là phụ huynh cần phải học, hiểu điều này mới có thể dạy được con em mình, bởi thói quen hành động của người lớn là những điều các em sẽ học theo.
Với dân tộc người Do Thái ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, các em đã được các bậc cha mẹ dạy biết tầm quan trọng của việc giữ chữ tín, đồng thời hình thành cho trẻ những thói quen trung thực từ việc nhỏ nhất, người Do Thái cho rằng: Thành tín, trung thực là điều căn bản của con người trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp hàng ngày, một người có tài giỏi đến đâu, giàu có đến thế nào nếu mà không có sự thành tín anh ta sẽ dần dần mất đi tất cả và khó đạt được thành công. Việc coi trọng chữ Tín giữ chữ Tín là tiêu chuẩn đạo đức mà ai cũng cần tuân thủ, đây cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới thành công bởi vậy nên ông cha ta mới có câu răn dạy con cháu rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy định hướng cho con phải có trách nhiệm với lời nói của mình, để làm điều này các các bậc cha mẹ có thể thông qua các phương diện sau để hình thành phẩm chất thành tín cho con.
Câu chuyên thứ 2
Tôn trọng lời hứa, nói lời giữ lời
Như Tiểu Mã ngay từ khi còn nhỏ đã được cha mẹ giáo dục trở thành một người luôn biết giữ lời hứa, vào một lần cha mẹ cô muốn đưa cả nhà tới thăm gia đình một người bạn, những đứa trẻ đã chuẩn bị quần áo rất tươm tất chỉ riêng có Như Tiểu Mã vẫn đang ngồi trước cây dương cầm không ngừng đánh đàn.
Người mẹ gọi: “Mau đi thôi các con”
Như Tiểu Mã miễn cưỡng đứng lên nhưng lại nhanh chóng ngồi xuống người mẹ thấy lạ vội hỏi: “Con sao thế?”
Như Tiểu Mã lo lắng nói: “Có lẽ, hôm nay con không thể đi cùng cha mẹ được”
Người cha hỏi: Tại sao thế con?
“Dạ, hôm qua con đã hẹn với Tiểu Trân và bạn ấy sẽ đến nhà mình hôm nay, con đã hứalà sẽ dạy Tiểu Trân cắm hoa” Như Tiểu Mã nói
Sau đó người cha nói: “Ồ! chỉ là chuyện nhỏ, hôm khác con dạy bạn cũng được mà”
“Không được, con sợ khi Tiểu Trân tới lại không có ai ở nhà”. Như Tiểu Mã lo lắng nói
Mẹ cô tiếp lời: “ Hay là thế này, sau khi về con tới nhà Tiểu Trân để giải thích cho bạn và xin lỗi bạn ấy, hẹn bạn ngày khác dạy cắm hoa cũng không sao mà”.
“Không được đâu mẹ, chẳng phải mẹ vẫn dạy con cần biết giữ lời hứa đó sao và con đã nhận lời với người khác thì làm sao có thể thất hứa được”. Như Tiểu Mã vừa nói vừa kiên quyết lắc đầu
Sau đó mẹ và cha cô đều mỉm cười và nói: “Mẹ hiểu rồi, Tiểu Mã của chúng ta quả là người biết giữ lời, vậy thì con ở nhà đón bạn nhé”
Thế là, cha mẹ cùng các chị em khác tới nhà người bạn, sau khi cha mẹ trở về, vẫn thấy Tiểu Mã ở nhà một mình.
“Tiểu Mã, Tiểu Trân bạn con đâu rồi?” Cha hỏi
“Tiểu Trân không đến có thể lúc chuẩn bị đi thì lại có việc” Khánh Linh bình thản đáp
Mẹ nói: “Tiểu Trân không đến à, vậy là Tiểu Mã của chúng ta đã phải ở nhà một mình rồi”.
Như Tiểu Mã đáp: “Không đâu mẹ ạ, mặc dù Tiểu Trân không đến nhưng con rất vui vì con đã giữ được lời hứa của mình”.
Sau câu chuyện trên chúng ta có thể thấy việc giữ lời hứa của mình sẽ làm mình cảm thấy vui vẻ hơn và còn được nhận sự tin tưởng của người khác.
Câu chuyện thứ 3
Có một đôi vợ chống nọ, sinh được một đứa con gái. Vì quá bạn rộn công việc nên họ không thường xuyên quan tâm tới con mình là con họ tổn thương.
Biết được điều này, họ đã hứa là nếu con học chăm chỉ là được bằng khen thì sẽ dẫn bé đi chơi hằng tuần và chủ nhật.
Vì được ba mẹ hứa nên có gái đã cố gắng học thật giỏi, tuy nhiên mỗi lần cô bé muốn đi chơi nhưng họ vẫn thất hứa và lấy lý do để từ chối cô bé.
Sau này cô cũng không đòi đi chơi nữa mà cứ đâm đầu vào học, cho tới khi cô thi lớp 12.
Ba mẹ cô bảo: ” Con mà thi đậu đại học ba mẹ sẽ cho con một cái xe để đi học cho thuận lợi”
Cô gái trả lời một cách bình thản: ” Vâng ạ”
Sau đấy thì cô đậu đại học thật và ba mẹ cô đã mua cho cô một chiếc xe như đã hứa
Nhưng cô gái đã từ chối và nói rằng: “Ngay từ lúc con còn nhỏ, con đã hứa với bố mẹ là sẽ học thật tốt, con đã làm được và bây giờ con đã đậu đại học như đã hứa. Nhưng con không cần cái này, con chỉ cần bố mẹ nhớ lại những gì đã hứa với con khi còn nhỏ thôi”
Bố mẹ cô gái lặng người và hối hận vì những lời hứa của mình chưa bao giờ thực hiện cho con gái mình cả, bây giờ con của họ cũng không tin vào lời của bố mẹ cô nữa.
Giữ lời hứa là hành động thực hiện lời nói của mình với người khác, lời hứa có thể biểu đạt trực tiếp bằng lời hoặc tự hứa trong lòng cho dùng là bằng hình thức nào, khi đã nói ra hoặc khi đã quyết định bạn cần tôn trọng lời hứa đó và kiên trì thực hiện đến cùng.
Bởi vậy nên, giữ chữ tín là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác, là hình ảnh đại diện của mỗi người, do đó là cha mẹ cần bồi đắp cho con từ những ngày còn bé, bất kể chúng ta làm việc gì trong hoàn cảnh nào thì cũng cần phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã nói và chúng ta cần dùng hành động để thuyết phục người khác, để họ thấy rằng những gì chúng ta làm đều là vì lợi ích của họ, để giữ chữ tín, chúng ta có thể từ bỏ tất cả những việc khác để thực hiện lời hứa của mình.
Để bước đầu giúp con xây dựng sự thành tín trong các mối quan hệ các cha mẹ cần nói cho con rằng, con không nên đến muộn trong cuộc hẹn trường hợp không thể đi được, con hãy thông báo trước cho đối phương để hủy cuộc hẹn. Các bậc cha mẹ hãy để con nhận thức được rằng, nếu một người nào đó không tuân thủ lời hứa người đó sẽ không được người khác tin tưởng và không ai muốn làm bạn cùng cho dù làm bất cứ việc gì nếu chỉ dựa vào năng lực bản thân thì rất khó thành công vì thế, thành tín chính là phẩm chất cơ bản để con người tiến tới thành công.
Chữ Tín rất quan trọng trong sinh hoạt đời người, nhưng những người vận dụng chữ Tín cần phải linh hoạt theo lẽ kinh quyền tùy cơ ứng biến không nên câu nệ cố chấp. Tuy nhiên, để đáp ứng với thời nghĩa đôi khi người ta phải bỏ qua điều tín và sự quả quyết, bởi cái bạn đang cố giữ là sự cố chấp chứ không phải là đề tôn trọng lời hứa. Việc cố chấp có thể hại nghĩa, bỏ qua điều tín nhỏ để đạt điều nghĩa lớn, không quả quyết hành động theo dự định để duy trì điều nghĩa lớn như thế mới xứng đáng là bậc đại nhân thức thời.
Và sự trung thực cũng là một chân lý lẽ phải, không làm sai lệch sự thật dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ hãy yêu cầu trẻ kể lại thành thật những chuyện xảy ra không được nói dối, không nên giấu giếm để rèn luyện phẩm chất thành tín, việc không nói dối chính là bước đầu tiên xây dựng sự thành tín cho trẻ do vậy việc rèn luyện đức tính thành thật cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng, đức tính thành tín cùng với trí tuệ sẽ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn để đạt được vị thế đáng ngưỡng mộ trong tương lai.
Hòa mình vào cuộc sống hiện đại, sự thành tín hay hiểu đơn giản là giữ chữ tín với người khác luôn là phẩm chất đạo đức và chuẩn mực làm việc của người thành công vì tương lai của con các bậc cha mẹ đừng quên gieo mầm thành tín để con gặt hái nhiều thành công hơn nữa trên đường đời.
Bài viết trên chúng tôi muốn gửi gắm tới các em với 2 câu chuyện khác nhau nhưng đều chung một mục đích là giúp các em học được những bài học về câu ngạn ngữ của ông cha ta để lại “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
>> Tham khảo thêm:
- Tìm hiểu về các loại văn bản thường dùng trong văn học
- Dàn ý và bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Phân tích bài thơ Chiều Tối – tài liệu tham khảo cho học sinh
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bán Tài Khoản Film+ Chuẩn Giá 200k/năm
- [Video] Cách chặn quảng cáo trên điện thoại Samsung cực đơn giản – Thegioididong.com
- Hướng dẫn truyền dữ liệu giữa 2 máy tính qua WiFi Win 10 – friend.com.vn
- Cách sửa lỗi reboot and select proper boot device windows 7 10
- Biểu phí dịch vụ các ngân hàng phổ biến hiện nay | Timo