friend.com.vn lược dịch bài viết của tác giả Victoria Song tờ Gizmodo, hoài niệm một thời sở hữu chiếc điện thoại nắp gập Nhật Bản.
Mùa thu 2006, tôi vẫn còn là đứa mọt sách ngây thơ vừa mới đặt chân đến Tokyo học năm đầu đại học. Có nhiều chuyện bạn phải làm khi quyết định du học dài hạn, đứng đầu danh sách đó là kiếm được một chiếc keitai – điện thoại Nhật.
Có nhiều lý do khiến tôi hứng thú với việc này. Đầu tiên, mẫu điện thoại nắp gập hàng Mỹ của tôi quá chán. Bố mẹ tôi rất hà tiện, họ chỉ mua những chiếc Nokia hay Motorola xấu xí trong mức có thể chi trả. Những chiếc điện thoại đó lại thường xuyên hư hỏng nên tôi chẳng làm được gì nhiều.
Giữa những năm 2000, ngành di động nội địa Nhật đã rất phát triển. Ảnh: Getty.
Văn hóa xoay quanh chiếc di động
Với đồ Nhật thì không. Nó có thể gửi email, xem TV và YouTube nữa. Lúc ấy tôi chẳng xem nhiều video trên YouTube lắm, nhưng biết đâu tôi sẽ làm thế nếu điện thoại của mình có thể?
Ngoài ra, bạn còn có thể lên mạng, trả tiền ở máy bán nước tự động và vé tàu. Một vài chiếc gập đến 180 độ và trở thành những cỗ máy ảnh nhỏ xíu với chế độ chỉnh sửa ảnh đặc biệt. Vài mẫu còn tính toán được lượng mỡ trên cơ thể và nhận diện khuôn mặt hay vân tay. Thậm chí nó còn có định vị GPS.
Vài mẫu còn tính toán được lượng mỡ trên cơ thể và nhận diện khuôn mặt hay vân tay. Thậm chí nó còn có định vị GPS.
Tôi sống trong ký túc xá cho sinh viên ngoại quốc và trong vài đêm đầu, chúng tôi ngồi cùng nhau, trò chuyện về những chiếc điện thoại ưa thích lẫn các hãng. Tôi lắng nghe với sự chú ý mãnh liệt khi những người bạn mới kể về ưu nhược điểm từng hãng.
Sau một tiếng đồng hồ giải quyết hợp đồng với vốn tiếng Nhật hạn chế, tôi trở thành chủ sở hữu một chiếc điện thoại nắp gập màu xanh với camera 8 MP. Nó có khe microSD, xem TV trực tiếp từ di động. Tôi tự nhủ chức năng này rất có ích trong việc học tiếng Nhật nhưng thật ra tôi chỉ xem game show.
Những chiếc điện thoại đầy màu sắc này lại không thể hiện hết khả năng của mình trên thị trường quốc tế. Ảnh: Getty.
Nhắn tin cũng là điều làm tôi ngạc nhiên. Trước cả khi WhatsApp và Line có những gói sticker, điện thoại Nhật đã có emoji và kaomoji tích hợp sẵn. Mãi cho đến năm 2006, Google mới chuyển emoji Nhật sang mã unicode và đến tận 2009, gói emoji có 722 nhân vật mới chính thức được phổ cập toàn cầu.
Các tính năng mà chúng ta dùng hiện tại hầu hết đều chưa có cho đến khi iPhone 3G xuất hiện vào năm 2008. Nhưng ở Nhật, mạng 3G đã tồn tại 7 năm trước đó, còn điện thoại có camera đã có từ năm 2000. Hình thức thanh toán không dây NFC bị loại bỏ năm 2004, tận 16 năm trước.
Truyền hình kỹ thuật số trên di động phổ cập ở Nhật năm 2005. Năm 2006, tôi và bạn dạo quanh Tokyo, trả tiền mấy chai nước ngọt và vé tàu bằng điện thoại. Còn ở New York, cho đến cuối năm ngoái tôi vẫn chưa thể trả phí tàu bằng điện thoại, vài nơi trong khu tôi sống còn chưa chấp nhận thanh toán bằng NFC.
Hội chứng Galapagos
Vài năm trước khi iPhone thống trị toàn cầu, mọi người đều ganh tị những ai có một chiếc điện thoại Nhật. Nhưng dù chúng có ngầu thế nào đi nữa cũng không hoạt động tốt ở Mỹ vì “hội chứng Galapagos”.
Cũng như Galapagos, hòn đảo độc lập và tách biệt mọi thứ, nhiều công nghệ của Nhật chỉ dành cho khách hàng nội địa và không phù hợp với thị trường toàn cầu.
Chuyện Sony luôn ám ảnh với các định dạng độc quyền là dấu hiệu của hội chứng Galapagos. Những công nghệ như Minidisc, Memory Stick và Universal Media Disc chỉ dành cho máy PSP là ví dụ điển hình. Sony còn nổi tiếng trong tiên phong các loại mực điện tử, tuy nhiên ở đất nước đầy rẫy người đọc sách giấy như Nhật, sách điện tử không thể nào thay thế nổi.
Chuyện Sony luôn ám ảnh với các định dạng độc quyền là dấu hiệu của hội chứng Galapagos.
“Garakei” – từ ám chỉ “hội chứng Galapagos” trong tiếng Nhật – đã góp phần vào sự sụp đổ của những hãng điện thoại Nhật Bản. Những thương hiệu nổi tiếng của quốc gia này thường chỉ trung thành với tiêu chuẩn viễn thông đất nước mình.
Ví dụ i-Mode – dịch vụ Internet di động mà DoCoMo muốn dựa vào để tạo ra giao dịch điện tử. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các tiện ích như email, xem thời tiết, chơi game hay thậm chí đặt vé tàu. Tuy nhiên, vấn đề là mỗi hãng lại có một loại mạng riêng như thế.
KDDI có EZWeb, Vodaphone có J-Sky (sau này là Softbank Mobile). Nhưng i-Mode, EZWeb và J-Sky hoàn toàn vô dụng ở quốc tế. Tại Nhật, ban đầu mỗi chiếc điện thoại được thiết kế để người dùng có trải nghiệm riêng biệt. Bạn không thể tạo thiết bị bán được cả trong nước và quốc tế.
Nhật Bản có cả một nền băn hóa sử dụng di động đặc trưng. Ảnh: Wikipedia.
Các nhà sản xuất địa phương sau đó thử tự làm các thiết bị cầm tay phù hợp tiêu chuẩn chung, nhưng cuối cùng cũng thất bại.
Tuy nhiên, gót chân Achilles khiến điện thoại Nhật Bản thất bại ở quy mô toàn cầu đã cho tôi một trong những trải nghiệm thiết bị tuyệt vời nhất. Đó thực sự là những chiếc điện thoại tiên tiến mà ngay cả các smartphone hiện tại vẫn chưa thể tái hiện được hoàn toàn.
Ngành di động Nhật Bản giữa những năm 2000 đã gần đạt được mọi thứ, ngay cả khi không có vô số ứng dụng chúng ta có bây giờ. Khi iPhone đến Nhật Bản, rất nhiều người bạn Nhật của tôi đã đùa cợt về nó. Tại sao họ lại muốn một chiếc điện thoại thông minh của Mỹ khi hàng nội địa đã rất tiên tiến?
Sau đó, khi iPhone là thứ ai cũng phải có, không có gì lạ khi thấy mọi người mang theo hai chiếc điện thoại trên tàu điện ngầm Tokyo. Một là iPhone hoặc Samsung Galaxy, chiếc còn lại là điện thoại nội địa Nhật với những tính năng đặc biệt mà họ đã quen dùng từ nhỏ.
Tôi trở thành một trong những người như vậy một vài năm, dù là với iPod Touch. Tại sao tôi phải trả tiền cho hai chiếc điện thoại chỉ với mức lương vừa đi làm? Tôi trung thành với chiếc di động Nhật của mình cho đến năm 2011, khi tôi rốt cuộc cũng thấy bị cô lập và mua một chiếc iPhone 4S. Ngày nay, điện thoại garakei chủ yếu mua cho trẻ nhỏ và người già.
Tôi sẽ không tranh luận loại nào tốt hơn, những chiếc garakei đời đầu hay iPhone XS Max. Nhưng có cả một nền văn hóa nền tảng cho những chiếc di động này, cho phép bạn thể hiện cá tính riêng của mình – điều mà smartphone ngày nay dần mất đi.
Có lẽ, đó là lý do tôi không thấy phấn khích khi iPhone, Pixel hoặc Samsung Galaxy mới xuất hiện. Điện thoại của tôi bây giờ là chỉ là miếng kính bóng bẩy, những phiên bản sau đều có thể thay thế cho nhau mà chẳng có khác biệt nhiều.
Thật hoài niệm những lúc mà chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại cũng là điều đáng tự hào.
Vì sao iPhone ăn trộm ở Mỹ không bị ‘rã xác’ để bán linh kiện như VN?
Với chính sách quản lý chặt chẽ việc sửa chữa iPhone, Apple đã tạo ra hệ sinh thái chống lại các bên cung cấp linh kiện độc lập và máy ăn trộm.
18:15 5/6/2020
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách tăng độ phân giải cho hình ảnh – Sửa máy tính
- Tải Preset Lightroom Lost Coast tone màu tâm trạng (Mobile/Desktop)
- Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Cashback Mastercard (Cashback Debit) là sản phẩm thẻ với tính năng hoàn tiền không giới hạn trên mọi chi tiêu. | VPBank
- Cách mua điện thoại trả góp trả trước 0đ nhận máy xài ngay
- Bán Key Malwarebytes Premium giá rẻ vĩnh viễn theo máy