Nhiều người nghĩ đau nhức xương khớp toàn thân chỉ đơn thuần là do thời tiết thay đổi, làm việc sai tư thế hay lao động quá sức… Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- 1. Nguyên nhân gây đau xương khớp toàn thân
- 2. Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì?
- 2.1. Thoái hóa cột sống
- 2.2. Thoái hóa khớp
- 2.3. Viêm khớp dạng thấp
- 2.4. Thoát vị đĩa đệm
- 2.5. Loãng xương
- 2.6. Lao xương khớp
- 2.7. Bệnh gút
- 2.8. Viêm khớp nhiễm trùng
- 3. Làm gì khi bị đau nhức xương khớp toàn thân?
1. Nguyên nhân gây đau xương khớp toàn thân
Nếu như trước đây hiện tượng đau nhức xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi thì ngày nay, tỷ lệ người trẻ xuất hiện dấu hiệu này đang ngày càng gia tăng.
Những cơn đau nhức, khó chịu khiến người bệnh uể oải, mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc hay gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh…
Các cơn đau nhức xương khớp thường xuất hiện khi:
- Vận động sai tư thế hoặc sau khi làm việc nặng nhọc.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Bị chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn…
- Ngồi nhiều, ít vận động.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất cũng làm tăng nguy cơ khiến các khớp bị khô, đau nhức.
- Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn đến xương và các khớp xương, từ đó làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, đau nhức xương khớp còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Trong trường hợp này, cần thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
2. Đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm sau:
2.1. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính với biểu hiện là viêm xương khớp tại cột sống, gây đau nhức cột sống âm ỉ; yếu hoặc tê bì chân tay; cứng cơ lưng và cổ hay vai gáy… Cơn đau thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu điều trị không kịp thời.
2.2. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp toàn thân. Bệnh xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, không thể che phủ toàn bộ đầu xương khiến các xương cọ xát với nhau khi vận động khớp, gây đau nhức. Đồng thời, khi khớp bị thoái hóa, cấu trúc vùng xương dưới sụn cũng thay đổi, dẫn đến phản ứng viêm sưng.
Đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp thường tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi (nhất là khi trời lạnh), cơn đau nhức do thoái hóa khớp sẽ trở nên dữ dội hơn.
2.3. Viêm khớp dạng thấp
Đau xương khớp toàn thân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính, thường do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra.
Triệu chứng nhận biết bệnh là các cơn đau khớp, cứng khớp, viêm sưng tại khớp; khiến việc đi lại, sinh hoạt trở nên khó khăn. Đáng quan ngại hơn, viêm khớp dạng thấp nếu không chữa trị kịp thời có thể gây teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.
> Xem thêm: Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa trị
2.4. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Ở đĩa đệm bị thoát vị, nhân nhầy bên trong bao xơ (bao xơ bị rách hoặc nứt) sẽ thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh, gây đau nhức xương âm ỉ.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cột sống, nhưng thường chủ yếu là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi xuất hiện cơn đau nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nên thăm khám sớm và điều trị để tránh bệnh trở nặng, gây ra nhiều biến chứng.
Tìm hiểu thêm về triệu chứng của bệnh:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
2.5. Loãng xương
Đây là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bị loãng xương, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức (được mô tả là cơn đau trong xương) tại các đầu xương hoặc đau mỏi dọc theo xương. Về lâu dài, nếu không được chữa trị, xương sẽ suy yếu dần, giòn và rất dễ bị gãy.
Phân biệt viêm xương khớp và loãng xương ở người cao tuổi
1. Viêm xương khớp và loãng xương là gì? Viêm xương khớp: là tình trạng thoái hóa xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị vỡ và mòn đi, khiến các xương dưới sụn cọ xát vào nhau, gây đau rát, sưng và mất khả năng cử động khớp.…
2.6. Lao xương khớp
Người bị lao khớp có thể thấy đau nhức, khớp sưng to (nhưng không nóng đỏ), khiến việc đi lại khá khó khăn. Điển hình, nếu lao cột sống sẽ gây khó cúi hay gập người; lao khớp háng khiến chân không co duỗi được…
Tác nhân gây bệnh lao khớp là vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh có tiến triển chậm, các dấu hiệu nhận biết khá mờ nhạt nên rất khó phát hiện. Ở giai đoạn nặng, lao khớp dễ dẫn đến biến chứng liệt chi, xẹp đốt sống, dị tật về xương…
2.7. Bệnh gút
Đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể là biểu hiện của bệnh gút. Nguyên nhân gây bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ máu. Theo thời gian, lượng axit uric sẽ tích tụ lại, tạo thành các tinh thể và tập trung lại ở khớp (khớp ngón chân, khớp bàn tay, khớp gối) gây đau và viêm sưng.
Với nhiều người, cơn đau do bệnh gút luôn là nỗi ám ảnh. Bởi cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, cường độ đau ngày càng tăng dần đến mức người bệnh không chịu đựng nổi. Chưa kể kèm theo là các triệu chứng nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi.
2.8. Viêm khớp nhiễm trùng
Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp; do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại vi trùng khác gây ra. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương xuyên thấu qua khớp hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể.
Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra khớp gối, đôi khi cũng xảy ra ở khớp vai, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân.
3. Làm gì khi bị đau nhức xương khớp toàn thân?
Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Một số cách chữa đau xương khớp thường được áp dụng như:
Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… có thể được chỉ định để giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời; khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát trở lại.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận. Vì vậy, khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Chườm nóng và lạnh: Chườm nóng hay chườm lạnh cũng là cách giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp. Trong đó, chườm nóng sẽ giúp các cơ bị xơ cứng thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.
Châm cứu: Là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng châm xuyên qua da vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sau đó, dùng tay chuyển động nhẹ nhàng kim châm hoặc dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh… và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.
Phẫu thuật: Nếu đau nhức xương khớp toàn thân là biểu hiện của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều rủi ro, phẫu thuật chỉ được khuyến khích áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Ngày nay, chữa đau xương khớp bằng các phương pháp bảo tồn được áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả mang lại.
Chiropractic dựa trên cơ chế nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp bị sai lệch về vị trí vốn có, tái tạo vận động linh hoạt cho vùng khớp và giải phóng chèn ép trên dây thần kinh – căn nguyên chủ yếu gây ra các cơn đau nhức xương khớp. Nhờ đó, điều trị cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa tái phát trở lại mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
TÌM HIỂU THÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIROPRACTIC
Tại phòng khám ACC, ngoài ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống để chữa lành cơn đau hiệu quả, các bác sĩ còn thiết kế các liệu trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng chuyên biệt theo thể trạng của mỗi người. Kết hợp là các thiết bị, máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac, thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS… để giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo mô tổn thương và khôi phục khả năng vận động của người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Thường xuyên luyện tập thể dục với cường độ vừa phải để nâng cao sức khỏe toàn thân và sự dẻo dai của xương khớp.
- Điều chỉnh thói quen hàng ngày. Không nên ngồi quá lâu hay khuân vác vật nặng, sử dụng rượu bia và thuốc lá hay các chất kích thích… Nên xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, E, D; khoáng chất canxi trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước mỗi ngày và tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Xem thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp: TẠI ĐÂY.
Đừng chủ quan khi xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những dấu hiệu đau nhức xương khớp để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để hiểu hơn về đau nhức xương khớp và cách khắc phục bệnh, mời bạn cùng xem cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Wade Brackenbury (Chuyên gia Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC):
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách đặt vé máy bay giá rẻ bao gồm thuế và phí – BestPrice
- 4 ứng dụng quay phim màn hình trên Android không cần root | Kỷ nguyên số | PLO
- Sinh trắc vân tay cho trẻ em có thực sự dự đoán tương lai cho con
- Ăn trứng gà có phải là ăn chay không?
- Hướng Dẫn Cách Đổ Nước Vào Quạt Điều Hòa An Toàn, Đúng Cách