Cách đây 4 năm mình có chia sẻ một bài viết về việc học tiếng Anh và sau đó cũng làm một vài vlog về chủ đề này. Hôm nay mình xin tổng hợp lại, update bài viết với các nguồn link hữu ích và chia sẻ lại ở đây.
Bài viết chia thành ba phần. Phần đầu nói qua về quá trình học và sử dụng tiếng Anh của mình. Phần hai đi vào các nguyên tắc và lời khuyên chung chung đối với việc học ngôn ngữ, và phần ba sẽ có link cụ thể tới các nguồn tài liệu hữu ích và danh sách các sách hữu ích mình đã sử dụng hoặc biết đến.
Bài viết khá dài nên nếu bạn chỉ quan tâm tới các nguồn tài liệu thì có thể đi thẳng tới phần ba bằng cách bấm vào link này: phần ba.
Phần I: Quá trình học và sử dụng tiếng Anh của mình
1. Khởi động từ Việt Nam
Cũng giống như phần lớn các học sinh ở Việt Nam, mình bắt đầu học tiếng Anh từ cấp 1 theo chương trình học ở trường. Mình tự nhận thấy khả năng ngôn ngữ của mình thuộc vào tầm trung bình khá không có gì đặc biệt nổi trội. Lên cấp 2 mình bắt đầu đi học thêm ngoài giờ học và cấp 3 may mắn đỗ vào lớp chuyên Anh, nhưng đỗ gần chót danh sách hơn 30 học sinh.
Dù học lớp chuyên, mình chú trọng vào việc học đều, điểm tổng kết trung bình tất cả các môn học của mình thường đứng đầu trong lớp. Tuy nhiên, vì không tập trung đặc biệt vào môn tiếng Anh, trong hai năm lớp 10 và 11, điểm kiểm tra môn tiếng Anh của mình thuộc vào tầm trung bình giữa lớp, thi thoảng vào top 10, nhưng tuyệt đối không động tới cửa đi thi đội tuyển.
Cuối năm lớp 11, mình bắt đầu nghĩ tới chuyện đi du học phổ thông, tài chính gia đình mình không chi trả được hết các chi phí nên cần sự trợ giúp của học bổng. Lúc đó, thông qua trung tâm tư vấn du học Sunrise Vietnam, mình nộp điểm học bạ, làm bài kiểm tra tiếng Anh với trường Bellerbys của Anh Quốc và may mắn đạt được học bổng 50%.
2. Tăng tốc ở phổ thông Anh Quốc
Khóa học phổ thông A-level của trường Bellerbys bắt đầu từ tháng 9, mình sang Anh sớm từ tháng 8 để tham gia vào khóa học nâng cao tiếng Anh. Ngay từ buổi đầu tiên, các học viên phải làm bài thi ielts kỹ năng nghe đọc viết để kiểm tra trình độ đầu vào. Mình đạt 5.5 trên thang điểm 9, nói chung là vừa đủ tiêu chuẩn của khóa học A-level.
Khóa học nâng cao tiếng Anh này 5 buổi một tuần, mỗi buổi lên lớp chừng 5, 6 tiếng. Đây là giai đoạn mình quyết tâm dồn hết sức lực để học tiếng Anh vì mình biết nó sẽ có tính chất quyết định tới quá trình học tập của mình ở Anh Quốc. Vì thế ngoài giờ học trên lớp, mình dành rất nhiều thời gian tự học vào mỗi buổi tối và các ngày cuối tuần.
Sau một tháng, thi lại bài thi ielts của trường, mình đã đạt 8.0. Tuy nhiên bài thi lúc đó là thi thử, chỉ bao gồm ba kỹ năng nghe đọc viết và không bao gồm kỹ năng nói.
Sau một năm học tập ở Anh Quốc, nhân dịp nghỉ hè về Việt Nam, khi đó mình 17 tuổi, mình đăng ký thi ielts và lần này chính thức đạt 8.0, trong đó nghe 7.0, đọc 8.5, viết 8.0, và nói 8.0.
Mình đã chia sẻ về việc làm thế nào để đạt điểm thi nói ielts 8.0 ở link này (có kèm vlog): friend.com.vn/lam-the-nao-de-dat-ielts-speaking-8-0-du-khong-co-nang-khieu/
3. Nỗ lực trau dồi kỹ năng nói ở đại học
Với điểm thi các môn A-level xuất sắc cùng điểm ielts 8.0 này, mình được nhận vào trường đại học Cambridge với học bổng £8.000/năm (khoảng 240 triệu), tiền học lúc đó là £12.500/năm, nên học bổng tương đương 64% tiền học. Mình đã có chia sẻ một bài viết chi tiết hơn về việc được nhận học và xin học bổng vào Cambridge link ở đây: friend.com.vn/chia-se-kinh-nghiem-xin-100-hoc-bong-tien-sy-tu-truong-dai-hoc-cambridge/
Nhìn chung trong quá trình học đại học, với điểm tiếng Anh ielts 8.0, mình không có mấy vấn đề trong việc theo dõi bài giảng trên lớp hay viết luận làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, mình lại gặp nhiều vấn đề với kỹ năng nói.
Phát âm của mình không chuẩn, giọng đặc sệt cách nói tiếng Anh kiểu Việt, nhiều người bản địa nghe không hiểu mình nói gì. Điều này có ảnh hưởng một phần tới sự tự tin của mình trong việc thảo luận trên lớp, hòa nhập vào với nhóm bạn, và cũng ảnh hưởng tới quá trình xin việc làm. Vấn đề ngôn ngữ, công thêm thiếu kỹ năng mềm, năm hai đại học mình không xin được thực tập mùa hè tại các công ty lớn như các bạn cùng khóa.
Vì thế, trong suốt năm cuối Đại Học và năm học Thạc Sỹ, mình dành rất nhiều thời gian luyện tập phát âm. Do không có năng khiếu ngôn ngữ, việc luyện tập khá vất vả gian nan, và không nhìn ngay ra được sự tiến bộ. Nhưng sau một khoảng thời gian dài nhìn lại, mình cũng có thể được hiệu quả, và cụ thể nhất là trong năm học Thạc Sỹ, mình đã thành công xin việc ở một công ty kiểm toán lớn trên Luân Đôn.
Trong cuốn truyện “Dấu yêu Cambridge” mình mới xuất bản, mình có nhắc tới vấn đề ngôn ngữ, dù kể chuyện hài hước vui vui nhưng đó đều là dựa trên những kinh nghiệm đau thương có thật (Ai quan tâm có thể mua sách tại đây: Tiki | NXB Kim Đồng | Shopee Miền Nam| Shopee Miền Bắc)
4. Không ngừng cố gắng khi đi làm
Mình bắt đầu đi làm từ năm 2011, tới giờ đã có 7 năm đi làm tại Anh Quốc (không tính 2 năm mình nghỉ thai sản), và tổng cộng đã sống ở Anh hơn 15 năm. Số năm sống ở Anh đã gần bằng số năm sống ở Việt Nam, nhưng ngôn ngữ nói của mình chắc chắn không thể gọi là “đã bằng người bản địa”. Sự thực là mình vẫn có giọng Việt Nam khá rõ, thi thoảng vẫn gặp từ mới, thi thoảng vẫn nhầm nhọt giữa các từ, và thi thoảng vẫn băn khoăn không biết dùng từ này trong cái ngữ cảnh này có đúng không.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn mình đều cố gắng rất nhiều để trình độ ngôn ngữ phù hợp với mức độ cần có trong quá trình học tập làm việc, và không cản trở bước tiến của mình. Trong quá trình đi làm, mình vẫn tự học tiếng Anh ở nhà, và cũng tham gia vào một khóa huấn luyện cách phát âm và giọng nói.
Có một điều mình đã nhanh chóng đúc kết được là để thành công trong công việc ở Anh Quốc, ngôn ngữ chỉ là một phần thôi, còn có rất nhiều các yếu tố khác, và mình cần phải cân bằng thời gian của mình giữa những yếu tố khác nhau vì thời gian là một ngân quỹ có hạn.
Mình đã chia sẻ một bài về việc thăng chức ở đây: Những yếu tố giúp mình thăng chức hai lần trong vòng ba năm
Và vlog đầu tiên của mình cũng đã chia sẻ về vấn đề này: vlog 1
Vì thế nếu bạn cảm thấy giọng tiếng Anh của mình còn chưa chuẩn, hay ngôn ngữ của mình còn hạn chế, thì bạn yên tâm điều này không có nghĩa là bạn không thể thành công trong công việc tại Anh Quốc.
Tuy nhiên, điều tất lẽ dĩ ngẫu là càng lên cao trong công việc, thì yêu cầu tiếng Anh sẽ càng khắt khe hơn và ở một mức độ nhất định sẽ rất cần vốn từ nhiều, cách dùng từ linh hoạt tự nhiên, giọng nói chuẩn hơn. Và điều này sẽ có thể học được từ việc chịu khó quan sát và không ngừng luyện tập.
Phần II: Nguyên tắc và lời khuyên chung cho việc học ngôn ngữ
Trong phần này, mình xin ghi lại một số điều hữu ích mình đúc kết được trong quá trình học tập tiếng Anh. Những điều này đã được mình chia sẻ trong vlog “Những điều hữu ích cho việc học tiếng Anh”.
1. Học có mục đích
Nếu không có mục đích sẽ rất dễ bị nản lòng. Trước hết suy nghĩ về mục đích cao nhất, rồi đặt ra các mục đích cụ thể nhỏ hơn với khoảng thời gian ngắn hạn hơn để dần dần đi tới được mục đích lớn.
Chú ý mục đích phải cụ thể. Nếu chỉ muốn “Học tiếng giỏi hơn” thì quá chung chung. Phải cụ thể hơn, ví dụ như là đạt điểm 7 trong vòng 1 tháng, hay là đạt ielts 5.0 trong vòng 6 tháng, hay là học thuộc 50 từ mới trong 1 tuần…
Mục đích cũng cần phải thực tế phù hợp với khả năng và sức lực của mình. Nếu bạn đặt mục đích không thực tế, nó chỉ khiến bạn nản lòng và dễ dàng bỏ cuộc.
2. Kiên trì – Cố gắng – Lập lại
Học ngôn ngữ là một quá trình lâu dài yêu cầu sự cần mẫn. Rất tiếc là sẽ không có bí kíp thần sầu nào có thể giúp bạn thông thạo tiếng Anh một sớm một chiều.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đứa bạn cùng lớp nói tiếng Anh nhanh như gió, hoặc nghe kể về một người nào đó đạt ielts 8.5. Bạn có thể tặc lưỡi nghĩ nó thông minh, nó có năng khiếu, nó có thầy cô giáo giỏi, nó có phương pháp học hiệu quả…vv..và…vv… Nhưng bạn không thấy được những buổi tối người đó miệt mài ngồi ôn luyện, những ngày cuối tuần đi lớp học thêm thay vì đàn đúm với bạn bè. Đúng là thông minh, năng khiếu, thầy cô giáo giỏi, phương pháp học hiệu quả có thể giúp một phần. Những cái chính vẫn là nỗ lực cố gắng của bản thân bạn. Đặc biệt học ngôn ngữ đòi hỏi phải kiên trì lập lại.
Vì vậy hãy loại bỏ những suy nghĩ như sau:
* Mình không có năng khiếu, học mãi cũng không khá lên được -> Suy nghĩ này sẽ làm bạn chùn bước. Mình thực ra là một ví dụ điển hình của việc không có mấy năng khiếu. Tuy nhiên để bù lại, mình bỏ công nhiều hơn một chút và luôn giữ vững niềm tin ‘Có cố gắng sẽ có thành công’
* Hôm nay mình chơi trước đã, để mai học không muộn. -> Nếu có suy nghĩ này, bạn sẽ không bao giờ có thể bắt đầu bất kỳ một cái gì được. Phải làm NGAY, làm LUÔN BÂY GIỜ!
* Mình thấy không có hứng lắm. Đợi hứng lên hẵng học. -> Cũng giống như trên, đây là tư tưởng trì hoãn.
Tất nhiên mình không có ý là các bạn phải học xuyên đêm suốt sáng. Trên thực tế, bạn học sẽ vào hơn nếu ngủ đủ, ăn đủ và tình thần vui vẻ. Chính vì thế cần phải chú ý sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học và hợp lý tuỳ theo các đòi hỏi của các công việc khác.
3. Kết hợp giữa đi học lớp và tự học
Tùy theo hoàn cảnh và trình độ mà bạn nên suy nghĩ về việc kết hợp học lớp và tự học. Nếu bạn mới bắt đầu, mình nghĩ tốt nhất là nên đi học lớp trước để có được căn bản vững vàng trước khi chuyển sang việc tự học. Tuy nhiên kể cả bạn quyết định đi học lớp, bạn cũng nên đặt mục tiêu rõ ràng mình muốn đạt được những gì từ khóa học này.
Phần III: Các phương pháp học và link tới nguồn hữu ích
Dưới đây mình xin chia sẻ các phương pháp học mà mình đã áp dụng và các nguồn link hữu ích cho việc học tiếng Anh.
1. Từ vựng
• Dùng thẻ nhớ/flashcard: Mình hay ghi lại từ mới vào một cái tấm thẻ nhỏ bằng lòng bàn tay rồi cứ đút túi áo, túi quần. Cứ lúc nào rảnh đợi chờ ai đó hoặc đi tàu xe (hoặc đi vệ sinh) thì lại tự trắc nghiệm mình.
• Dùng phone apps: Giờ có vô số các apps giúp học từ mới. Mình cứ đánh từ mới vào apps rồi nó chạy trên màn hình điện thoại cho mình, hoặc là lúc rảnh mở ra trắc nghiệm. Cũng có phone apps từ điển gửi thông báo một từ mới mỗi ngày để mở rộng vốn từ. Một số apps mình mà mình biết là Oxford Dictionary of English, Duolingo, Memrise Phrasal Verbs Cards (tập trung và cụm động từ), Fun Easy English…
• Dùng bản đồ mind-map: Mình từng dùng tờ giấy to khổ A0 dán trước bàn học. Mình vẽ một cái cây với nhiều cành chĩa ra ở trên đấy. Rồi mỗi cành mình dán từ vựng của một chủ đề lên. Nhớ rồi thì lại bỏ đi dán thêm từ khác.
• Dùng tập vở: Đơn giản nhất là mình có một quyển vở chuyên ghi từ mới. Cứ mỗi tối mình lại dùng khoảng 15 tới 30 phút đọc và viết lại từ mới ra giấy.
• Một số sách về từ vựng:
– Bộ sách “English Vocabulary in Use” của NXB Đại học Cambridge: sách chia ra làm nhiều cấp độ từ cơ bản lên dần tới nâng cao, cuốn dành cho trình độ cơ bản gọi là “Basic Vocabulary in Use” có 1.200 từ vựng.- “Word Power Made Easy” của Norman Lewis: có 1.000 từ vựng, các từ vựng đi kèm với giải thích nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh, sách cũng đưa ra lời khuyên về cách tối đa hóa thoi quen học tập và học từ.- “Word Power: Essential Guide to Building Your Vocabulary” của Simon & Schuster: 750 từ vựng, học từ theo ngữ cảnh, có bài tập để luyện tập, có thể giúp nâng điểm SAT và GRE.- “English Collocations in advanced use” của Felicity O’Dell và Michael McCarthy: sách dành cho mức độ nâng cao, thiên về học cụm từ, có câu ví dụ.- “Vocabulary for IELTS” của Anneli Williams: từ vựng cho IELTS.- “Business Vocabulary in Practice” của Will Capel, Jamie Flockhard & Sue Robbins: từ vựng cho người đi làm.
• Từ điển hay: mình thường xuyên sử dụng hai từ điển sau
– Từ điển “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” xuất bản bởi Oxford University Press: từ điển tra nghĩa của từ, có rất đầy đủ các nghĩa của từ và có kèm theo ví dụ cụ thể- Từ điển “Oxford Collocations Dictionary for students of English” xuất bản bởi Oxford University Press: từ điển để tra các từ đi kèm với từ, rất hữu ích cho viết luận, ví dụ có thể tra từ “aim” và sẽ có thể tìm ra các tính từ, động từ, giới từ thường đi kèm với từ này.
• Giáo trình miễn phí online của British Council: Đây là trang học tiếng Anh miễn phí của hội đồng Anh, phần từ vựng chia làm 2 cấp độ (beginner to imtermediate, và intermediate to upper intermediate) friend.com.vn/
• Theo dõi trang Facebook bằng tiếng Anh hay: Mình xin giới thiệu hai trang Facebook khá thú vị mà mình hay theo dõi.
2. Ngữ pháp
• Một số sách ngữ pháp tiếng Anh:
– “English Grammar in Use” của Raymond Murphy – “Oxford English Grammar” của Sidney Greenbaum- “Longman English Grammar Practice for intermediate students” của L.G. Alexander- “A Practical English Grammar” của A.J. Thomson và A.V. Martinet- “Advanced Grammar in Use” của Martin Hewings
• Dùng phone apps: Mình chưa dùng phon app để học ngữ pháp bao giờ nhưng tra trên mạng thì thấy cũng có app “Ngữ pháp Tiếng Anh” của Khanh Mai Van.
• Giáo trình miễn phí online của British Council: Đây là trang học tiếng Anh miễn phí của hội đồng Anh, bấm vào phần “Grammar” và chọn lựa mức độ căn bản (beginner to imtermediate) hoặc nâng cao (intermediate to upper intermediate) friend.com.vn/
3. Kỹ năng nghe
• Sách nghe: Mình luyện nghe chủ yếu từ sách. Cứ thế là nghe băng đĩa rồi làm bài tập trong sách, rồi lại tự sửa. Dưới đây là danh sách một số sách luyện nghe tiếng Anh:
– “Tatics for listening” của Jack C. Richards: tài luyện nghe tiếng Anh cho người mới bát đầu, sách gồm 3 cuốn biên soạn theo cấp độ tăng dần.- “Listen in” của David Nunan: 3 cuốn phù hợp với mọi trình độ, nâng cao theo từng chủ đề, mỗi giáo trình gồm 20 bài- “Listen carefully” của Jack C. Richards: 15 bài nghe về các chủ đề đơn giản hàng ngày- “Open Forum” của xuất bản bởi Oxford University Press: 3 cuốn biên soạn theo cấp độ nâng dần, bài nghe mang tính học thuật, nội dung của cuốn sách tập trung vào kỹ năng nghe và tranh luận xoay quanh các vấn đề của cuộc sống. Giúp người học cải thiện không chỉ kỹ năng nghe mà còn nâng cao vốn ngôn ngữ, tư duy phản biện mỗi ngày.- “Get ready for ielts: Listening” của Jane Short: sách kinh điển dành cho những bạn mới bắt đầu học IELTS. Sách được viết rất dễ hiểu, hệ thống bài học logic và đơn giản với 12 bài học được chia theo chủ đề quen thuộc sẽ xuất hiện nhiều trong Listening. Sách bao gồm 3 phần: Language development, Skills development, Exam Practice.
• Giáo trình miễn phí online của British Council: Phần Listening ở đây được biên soạn theo trình độ từ A1 đến C1. Với các chủ đề quen thuộc, chủ yếu là những đoạn hội thoại giao tiếp thực tế quen thuộc. Với mỗi bài nghe sẽ có transcript và những bài tập kèm theo. friend.com.vn/
• Tham gia vào các diễn đàn học tiếng trên mạng: Mình có biết đến chương trình “We Enjoy Learning English” trên Facebook. Hoạt động của chương trình khá đơn giản: hàng tuần tối admin sẽ post bài nghe, bạn nghe rồi đánh vào file word gửi cho admin. Đây là một cách hay để có thể có một động lực thúc đẩy việc học và có sự động viên giúp đỡ từ admin và các bạn trong nhóm. Link: friend.com.vn/WELEFP/
• TED Talks: Nếu vừa muốn luyện nghe miễn phí, vừa học hỏi thêm được điều mới truyền cảm hứng thì nên tìm đến TED Talks. TED Talks là những bài diễn thuyết mang tính truyền cảm hứng được ghi lại tại các sự kiện của TED. Một video TED Talks được giới hạn bởi độ dài 18 phút với ý nghĩa mang đến cho người nghe một lượng thông tin vừa đủ. Người nghe có thể tập trung suy nghĩ trong một khoảng thời gian và sau khi kết thúc 18 phút, họ sẽ có thể ngẫm lại những gì đã nghe được. TED Talks thường được đăng tải trên Youtube. Bạn có thể tập nghe trước bằng việc không bật phụ đề, sau đó bật phụ đề lên để kiểm tra lại những phần mình còn nghe thiếu. Bấm vào link này để xem danh sách và link tới những TED Talks được xem nhiều nhất: friend.com.vn/playlists/171/the_most_popular_talks_of_all
Mình ghi lại tên và link của một số TED Talks trong top đầu ở dưới đây. Bạn có thể vào thẳng Youtube để xem dùng link dưới đây:
– “Do schools kill creativity?” friend.com.vn/watch?v=iG9CE55wbtY&t=70s- “Your body language may shape who you are”https://www.youtube.com/watch?v=Ks-_Mh1QhMc- “How great leaders inspire action”https://www.youtube.com/watch?v=qp0HIF3SfI4- “The power of vulnerability”https://www.youtube.com/watch?v=iCvmsMzlF7o- “10 things you didn’t know about orgasm”https://www.youtube.com/watch?v=7jx0dTYUO5E- “How to speak so that people want to listen”https://www.youtube.com/watch?v=eIho2S0ZahI- “My stroke of insight”https://www.youtube.com/watch?v=UyyjU8fzEYU- “This is what happens when you reply to spam email”https://www.youtube.com/watch?v=LiLS7U7YIdc- “Looks aren’t everything. Believe me, I’m a model.”https://www.youtube.com/watch?v=KM4Xe6Dlp0Y- “The puzzle of motivation”https://www.youtube.com/watch?v=rrkrvAUbU9Y- “The power of introverts”https://www.youtube.com/watch?v=c0KYU2j0TM4- “How to spot a liar”https://www.youtube.com/watch?v=P_6vDLq64gE- “What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness”https://www.youtube.com/watch?v=8KkKuTCFvzI- “The happy secret to better work”https://www.youtube.com/watch?v=fLJsdqxnZb0
• Podcast: Bạn có thể download phone app “Podcasts” để lắng nghe một số series podcast, giống như TED Talks, bạn có thể vừa học nghe tiếng Anh vừa bổ sung thêm được kiến thức hữu ích. Danh sách một số Podcast hay mà mình biết là:
– “More or less: Behind the Statistics”: Giải thích về ý nghĩa đằng sau những số liệu thống kê- “Dollar & Sense: The Brookings Trade Podcast”: Podcast về chủ đề thương mại mua bán trao đổi- “TED talks daily”: series của TED Talks
• Cơ hội giao tiếp: Không gì tốt hơn là trực tiếp giao tiếp với người bản xứ. Nếu bạn có thể tìm kiếm cơ hội dùng tiếng Anh trực tiếp thì khả năng nghe nói sẽ tiến bộ lên rất nhanh.
4. Kỹ năng nói
• Nghe băng bắt chước: Cách mình luyện tập phát âm là mua băng về nghe rồi bắt chước họ nói lại. Mình đặc biệt thích cuốn “English Phonetics and Phonology: A Pracitical course” bởi Peter Roach (“Ngữ âm và âm vị học tiếng Anh” dịch bởi Xuân Bá) và sách “Ship or Sheep” của Anne Baker.
• Phone app: Mình sử dụng app “Business English Speech: How to get rid of your accent” của Linda James và Olga Smith, sử dụng app này bạn phải sử dụng một phí nhỏ, app này do cô giáo dạy phát âm của mình giới thiệu. App có tổng cộng 45 bài luyện, mỗi bài tập trung vào một âm.
• Tập nói trước gương: Bạn có thể tự cho mình một chủ đề rồi đứng trước gương nói trong vòng 5 tới 10 phút.
• Cơ hội giao tiếp: Cũng giống như kỹ năng nghe, để có sự khá lên rõ rệt thì phải tìm cơ hội để giao tiếp trực tiếp.
• Học lớp chuyên về phát âm: Trong quá trình đi làm ở Anh, mình có tham gia vào lớp phát âm dành cho người đi làm. Lớp cỡ nhỏ có 6, 7 người, có tổng cộng 6 buổi, mỗi buổi tập trung vào vài âm. Cô giáo sẽ hướng dẫn rồi nghe học viên nói và chỉ cho học viên nghe chỗ sai ở đâu. Mình thấy khóa học này rất hữu ích. Đây là link tới khóa học mình đã tham gia ở Luân Đôn: friend.com.vn/accent-softening-for-business
5. Kỹ năng đọc:
• Đọc sách và làm bài tập: Mình vẫn thấy đây là phương pháp hiệu quả nhất với mình. Tùy theo bạn thi chứng chỉ gì, bạn nên mua sách của chứng chỉ đó từ các trung tâm luyện thi, ví dụ IELTS sẽ có những sách riêng để luyện kỹ năng đọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các sách dưới đây:
– “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh” của The Windy- “Cambridge English Proficiency” do Cambridge University Press xuất bản: sách này có đầy đủ các kỹ năng nghe nói đọc viết.
• Đọc báo mạng: vừa nâng cao kỹ năng đọc hiểu vừa biết thêm được tin tức.
– BBC: friend.com.vn, trang đài truyền hình quốc gia của Anh- The Economist: friend.com.vn/, tạp chí Kinh Tế của Anh- The Telegraph: friend.com.vn/, nhật báo quốc gia lớn của Anh được xuất bản hàng ngày tại Luân Đôn từ năm 1855- The Times: friend.com.vn/, nhật báo quốc gia lớn được xuất bản hàng ngày ở Anh từ năm 1785
• Đọc truyện tiếng Anh: vừa thú vị lại vừa giúp trau dồi tiếng. Đây là link tới review các truyện và sách mà mình đã đọc, trang bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt, sách nào mình đọc bằng tiếng Anh sẽ có tên tiếng Anh đi kèm: friend.com.vn/category/review-book/
6. Kỹ năng viết:
Mình thấy đây là kỹ năng khó nhất để tự học vì mình cần người đọc và sửa cho mình. Thế nên phần lớn kỹ năng viết của mình khá lên nhờ nộp bài cho thầy cô giáo sửa và góp ý. Tuy nhiên mình cũng có mua sách về đọc và áp dụng các bài tập của sách để luyện tập. Cũng giống như kỹ năng đọc, tùy theo bạn thi chứng chỉ gì, sẽ có sách của chứng chỉ đó để luyện tập.
Mình hi vọng bài viết này hữu ích cho việc học tiếng Anh của bạn. Hãy chia sẻ với mình nếu bạn có các tip hay nguồn hữu ích khác!
Đừng quên đăng ký ở phần “Để lại email để theo dõi blog” để nhận thông báo khi có bài viết mới! Phần đăng ký nằm ở cuối bài viết này dưới mục bình luận nếu bạn sử dụng điện thoại và ở phía bên tay phải nếu bạn sử dụng máy tính. Sau khi bấm nút “đăng ký”, nếu bạn không nhận được email yêu cầu xác nhận từ blog, xin hãy kiểm tra thùng thư rác (junk mail).
Link giới thiệu về mình cho bạn đọc mới của blog: Giới thiệu
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tuổi Tân Sửu 2021 sinh tháng nào tốt nhất trong năm? – GUU.vn
- Surface Pro 4 hiện nay đâu có đánh giá thấp – Đăng Vũ Surface
- Chuyển tiền khác ngân hàng Vietcombank mất bao lâu thì nhận được
- Hỏi đáp: ăn chay ăn trứng gà công nghiệp có được không
- Mua Beat Nhạc Nền Bài Hát Phối Chuẩn Theo Yêu Cầu