Cảm biến vân tay ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến, xuất hiện trong các smartphone, tablet, laptop giá rẻ cho đến những sản phẩm cao cấp. Hãy tham khảo bài viết dưới để biết thêm về cảm biến vân tay nhé!
1. Định nghĩa về cảm biến vân tay
Fingerprint Sensor – cảm biến vân tay – là một hệ thống có nhiệm vụ quét vân tay của người dùng bằng nhiều cách khác nhau để mở khóa thiết bị một cách rẩt nhanh chóng, tiện lợi so với nhập mật khẩu truyền thống.
2. Nguyên tắc của cảm biến vân tay
Bằng nhiều cách khác nhau (quét hình ảnh 2D, quét bằng sóng âm,…), cảm biến vân tay nhận diện và ghi nhớ vân tay đăng kí để mở khóa thiết bị và lưu dưới dạng kĩ thuật số. Mỗi khi có vân tay đặt lên vùng cảm biến, hệ thống sẽ phân tích, so sánh với vân tay đã đăng kí và mở khóa nếu cả hai vân tay là giống nhau. Ngược lại, hệ thống sẽ không cho phép mở khóa thiết bị.
3. Các loại cảm biến vân tay hiện nay
3.1. Cảm biến quang học
Là một phương pháp được áp dụng từ lâu, sử dụng camera độ phân giải cao, chụp lại bản sao của ngón tay. Những thuật toán sẽ tiếp tục công việc khi phân tích những khối lồi lõm trên bề mặt để số hóa vân tay, lưu trữ và sử dụng cho lần sau. Loại cảm biến này đã trở nên lỗi thời bởi vì thiết bị khá cồng kềnh, độ chính xác không cao, kết quả trả về lâu.
Tuy nhiên, một số thiết bị mới như Vivo S1 hay Galaxy A50 đã đem công nghệ cảm biến vân quang học trở lại với kích thước nhỏ gọn hơn nhiều và tốc độ được tăng tốc lên đáng kể.
3.2. Cảm biến điện dung
Là loại cảm biến được dùng phổ biến hiện nay trên các smartphone và laptop, thay vì chụp và lưu trữ hình ảnh 2D, cảm biến điện dung sử dụng tụ điện để tái tạo mẫu, ghi nhớ toàn bộ chi tiết trên vân tay.
Khả năng xử lý, tốc độ phản hồi được tăng tốc cực kì rõ rệt so với cảm biến quang học. Ngoài ra cảm biến điện dung còn nhận diện được nhiều thuộc tính trên vân tay hơn cảm biến quang học.
3.3. Cảm biến siêu âm
Là sự đột phá trong công nghệ bảo mật vân tay, loại bỏ đi những bất tiện của cảm biến vân tay điện dung chẳng hạn như không thể sử dụng khi khi vân tay bị ướt hay chiếm kích thước một vùng đáng kể trên thiết bị, nhất là trong lúc các smartphone với xu thế tràn viền đang khá thịnh hành.
Bằng cách sử dụng âm thanh tần số sóng để nhận diện các chi tiết trên vân tay người dùng, khi quét vân tay, một số xung áp lực sẽ được thu lại, một số dội ngược vào cảm biến bao gồm đường vân, lỗ chân lông, các chi tiết khác để nhận diện sự riêng biệt mỗi dấu vân tay. Sóng này không chỉ quét bề mặt lồi lõm mà còn cả lớp da dưới ngón tay, tránh những trường hợp làm giả ngón tay tinh vi hiện nay. Cảm biến này bao gồm máy phát và máy thu.
Cảm biến siêu âm là công nghệ còn khá mới đối với giới công nghệ và chi phí khá cao nên chỉ mới được trang bị cho các thiết bị cao cấp mới như Galaxy S10+.
4. Ưu điểm của cảm biến vân tay
Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng nhanh chóng chỉ và an toàn tuyệt đối chỉ với một chạm hoặc vuốt nhẹ.
Có tính xác thực cao bởi vì vân tay của mỗi người là độc nhất.
5. Nhược điểm của cảm biến vân tay
Cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực, chứ không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu trên điện thoại người sử dụng, khi bạn ngủ hoặc mất ý thức thì chính ngón tay sẽ mở khoá tất cả.
Với cảm biến vân tay điện dung, độ ẩm cao là kẻ thù chính của nó. Nếu muốn nâng cấp lên cảm biến sóng âm thì giá thành sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể.
Xem thêm các mẫu laptop sử dụng cảm biến vân tay đang được kinh doanh Thế Giới Di Động:
Nếu bạn còn thắc mắc gì về cảm biến vân tay, hãy để lại bình luận bên dưới để Thế Giới Di Động hỗ trợ bạn nhé!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- [Tut] Cách tạo máy tính ảo bằng phần mềm VirtualBox chi tiết nhất
- Cách Đưa Đồng Hồ Ra Màn Hình Oppo, Đặt Đồng Hồ Trên Màn Hình Chính Của Bạn
- Hướng dẫn Livestream trên Instagram cực đơn giản Thủ thuật
- 9 cách khắc phục lỗi Messenger không gửi được tin nhắn hiệu quả – Muarehon | Chọn Đúng Mua Rẻ 09/04/2022 2022
- Hướng dẫn: Cách tạo và làm hiệu ứng chữ trong After Effect