Học cách sửa đèn xi nhan xe máy rất đơn giản. Nhưng bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân khiến đèn xi nhan gặp vấn đề. Và để giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khi đèn xi nhan của xe bị hư hỏng sẽ khiến cho người điều khiển phương tiện lo lắng và những phương tiện khác dễ bị bất ngờ khi đèn xi nhan không sáng mà lại rẽ có thể gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin về lỗi không bật đèn xi nhan xe máy và cách sửa đèn xi nhan xe máy để các bạn tham khảo.
Contents
- 1 Công dụng hữu ích của đèn xi nhan xe máy
- 2 Cách bật đèn xi nhan xe máy an toàn và đúng luật giao thông
- 3 Những vấn đề hay gặp phải với hệ thống đèn Xi Nhan của xe máy
- 4 Hướng dẫn cách sửa đèn xi nhan xe máy khi gặp sự cố
- 4.1 Kiểm tra rơ le điện từ xe máy
- 4.2 Cách kiểm tra lại cầu chì xe máy
- 4.3 Cách đấu đèn, còi xi nhan cho xe máy
Công dụng hữu ích của đèn xi nhan xe máy
Đèn xi nhan xe máy hay còn có tên gọi là đèn báo rẽ. Đây là một bộ phận rất quan trọng luôn có ở tất cả các mẫu xe máy. Đèn xi nhan có công dụng là báo hiệu cho các phương tiện khác đang cùng tham gia lưu thông trên làn đường rằng chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Từ đó, các phương tiện khác điều chỉnh hướng đi cho phù hợp để phòng tránh các tai nạn giao thông không đáng có.
Cách bật đèn xi nhan xe máy an toàn và đúng luật giao thông
Trong quá trình tham gia giao thông của các phương tiện để đảm bảo an toàn. Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị người điều khiển xe nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:
+ Khi đi qua vòng xuyến: Bật đèn xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”: khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
+ Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) phải nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
Lỗi không bật đèn xi nhan xe máy ở những khu vực bắt buộc sẽ bị phạt tiền theo quy định của Pháp luật.
Trường hợp thấy an toàn và chắc chắn không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông ở phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
+ Khi lùi vào ngõ: Người điều khiển phương tiện nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe sẽ bị hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi nhất cho những phương tiện khác di chuyển.
+ Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn tín hiệu như bình thường. Trong trường hợp đoạn đường không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải thì không cần phải bật đèn xi nhan.
Vậy khi xe máy gặp sự cố hệ thống đèn xi nhan thì phải làm sao? Cách sửa đèn xi nhan xe máy bằng cách nào đơn giản, hiệu quả.
Những vấn đề hay gặp phải với hệ thống đèn Xi Nhan của xe máy
Kể cả với những chiếc xe máy đời mới thì đèn xi nhan cũng có thể gặp vấn đề. Thông thường bạn có thể xác định được nguyên nhân sơ bộ lỗi đèn thông qua cảnh báo của hệ thống trên cụm đồng hồ chính “Turn Signal Left / Right / Front / Rear / Side Malfunction”. Những lỗi mà đèn xi nhan của xe máy thường gặp phải đó là:
- Đèn xi nhan xe máy không nháy.
- Bóng đèn xi nhan ở bên trái hoặc bên phải ở phía trước hay cả ở phía sau xe không hoạt động.
- Đèn xi nhan xe máy không sáng.
- Sau khi đã tiến hành thay mới bóng nhưng đèn xi nhan vẫn không hoạt động.
Hướng dẫn cách sửa đèn xi nhan xe máy khi gặp sự cố
Sửa đèn xi nhan xe máy giá bao nhiêu? Chi phí sửa xi nhan xe máy còn phụ thuộc vào việc chiếc xe của bạn bị hỏng do nguyên nhân gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự sửa theo các cách sửa đèn xi nhan xe máy dưới đây.
Kiểm tra rơ le điện từ xe máy
Hiện tượng đèn xi nhan của xe máy sáng nhưng không nhấp nháy hoặc thậm chí không sáng thì nguyên nhân có thể là do rơ le điện từ của đèn bị hỏng. Rơ le điện từ trong hệ thống chiếu sáng của xe máy có tác dụng đóng/ngắt mạch điện nhờ đó mà đèn xi-nhan sẽ nhấp nháy liên tục.
Để kiểm tra rơ le điện từ, bạn hãy tháo rơ le điện từ ra. Sau đó, bạn dùng một đoạn dây điện để nối hai đầu cực tại vị trí lắp rơ le. Nếu đèn xi-nhan đã sáng ở cả hai chiều trái và phải nhưng lại không nhấp nháy thì có nghĩa lúc này rơ le đã bị hỏng và bạn cần phải thay nó.
Nếu đã tiến hành cách sửa đèn xi nhan xe máy trên mà đèn vẫn không hoạt động bình thường trở lại. Hãy chuyển kiểm tra đến công tắc điều khiển xi-nhan. Đèn xi nhan gặp vấn đề cũng có thể là do tiếp mát không tốt. Tuy nhiên, đây là trường hợp hư hỏng đèn xi nhan xe máy rất hiếm gặp.
Cách kiểm tra lại cầu chì xe máy
Bạn hãy kiểm tra cẩn thận từng chiếc cầu chì trong hộp cầu chì tổng bằng cách dùng đèn kiểm tra mạch. Khi phát hiện ra cầu chì nào bị hỏng. Bạn cần thay mới để đèn xi nhan xe máy hoạt động bình thường trở lại
Cách đấu đèn, còi xi nhan cho xe máy
Bước 1: Bạn hãy tháo dàn áo xe và kiểm tra các đường dây điện để xem bị đứt ở những vị trí nào.
Bước 2: Nối lại các đấu nối
+ Bạn đưa hai bóng đèn xi nhan vào mass chung và hai dây còn lại của hai bên xi nhan thì bạn nối vào dây cam và với dây xanh dương của nó. Sau đó, bạn rồi bện dây lại thật chặt.
+ Mạch đèn thắng cũng làm tương tự như vậy. Một dây điện tiếp theo bạn sẽ đấu vào mass dây còn lại đấu vào dây xanh sọc vàng rồi sau đó tập trung hết lại vào mass.
+ Đối với hai cái dây ở tim đèn thì bạn câu ra và nối vào mass. Khi test thử lại đèn xi nhan mà phát ra tiếng “u u” tức là con chip xi nhan đã bị hỏng rồi. Lúc này bạn hãy tiến hành thay mới là được.
> Xem thêm:
Hướng dẫn cách đấu đèn xi nhan xe máy chính xác nhất
Cách mẫu xe máy giá từ 10 đến 15 triệu tốt nhất
Trên đây là những chia sẻ về cách sửa đèn xi nhan xe máy, chúng tôi hy vọng đã đến đến cho bạn nhiều điều bổ ích. Nếu bạn bài viết hay và cần thiết với công việc của mình thì đừng quên nhấn nút like và share nhé.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hướng dẫn khắc phục lỗi bảng trong Word bị tràn ra ngoài lề
- 5 Phần Mềm Nghe Nhạc Offline Cho iPhone Xịn Sò Nhất
- Thiết lập cấu hình trên BlueStacks 3, màn hình, độ phân giải, cpu
- iPhone dual sim(2 sim) là gì ?Mọi thứ cần nắm trước khi mua IP 2 Sim
- Cách sửa lỗi máy tính không tắt được nguồn thành công 100%