Có bao giờ, trong một cuộc trò chuyện, bạn phải chịu cảnh “lặng thinh” vì không biết phải nói gì? Cho dù bạn là người hướng nội hay là người hướng ngoại, bạn cũng sẽ gặp phải những tình huống này. Như vậy thì làm sao để duy trì cuộc giao tiếp? Những chia sẻ về cách bắt chuyện với crush dưới đây sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói chuyện trong những lúc như thế!
Làm thế nào để duy trì cuộc trò chuyện giữa hai người không có điểm chung?
Khi tôi hỏi 5 người bạn của tôi lý do vì sao họ không muốn nói chuyện với một cô gái lạ trong những buổi gặp mặt, những buổi tiệc hoặc hội thảo, tôi nhận được những câu trả lời:
- Bạn tôi đang làm kế toán một công ty: Vì có quen người ta đâu mà biết nói gì?
- Một bạn cùng ngành trong lãnh vực IT: Nói gì bây giờ? Có quen biết gì đâu mà nói. Với lại, tôi là dân kỹ thuật mà chỉ quen với các con số thôi.
- Một người bạn cùng chỗ làm: Tự nhiên đi bắt chuyện với người ta mắc cỡ lắm.
- Anh họ của tôi: Im lặng là vàng chú mày ơi, mà cũng không biết nên bắt đầu như thế nào?
- Một người bạn chơi hồi nhỏ ở cạnh nhà: Mình không có đủ tự tin để nói với lại cũng thấy sợ sợ. Với lại mình không có duyên nói chuyện, từ nhỏ là vậy rồi.
Và ngoài những người này, tôi còn tìm hiểu những lý do khác, nhưng tựu chung chỉ là một vấn đề: “Bạn không biết nói gì”.
Cảm giác sợ hãi có thể sinh ra ngay khi chúng ta cố gắng tìm ra điều chúng ta cần nói và chính nó khiến cho tâm trí chúng ta trở nên hỗn loạn, không biết phải nói gì.
Vậy chính xác thì chuyện gì đang xảy ra? Thực ra có một tình huống chung hay xảy ra khi bạn nói chuyện với một cô gái mà không có điểm gì tương đồng.
Nếu giữa hai phía không có điểm chung thì sẽ rất khó để giữ cho cuộc trò chuyện kéo dài một cách trôi chảy. Bởi vì bạn không thực sự tự tin vào những điều đang nói.
Sự thiếu tự tin này có thể bạn bị ảnh hưởng từ nhỏ, từ nền văn hóa và cả giáo dục chúng ta thường giao tiếp không tốt, ví dụ như vấn đề trò chuyện với người lạ.
Đơn cử là ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học câu tục ngữ: “Im lặng là vàng” (và tất nhiên vàng đang lên giá), ngoài ra, bố mẹ ta thường bảo nhắc nhở là không được làm nói chuyện với người lạ, nếu không con sẽ bị dụ hoặc bị bắt cóc đi, blah blah blah…
Hãy quên đi, và cũng hãy quên đi câu “Im lặng là vàng” vì lời nói giờ mới là vàng. Không nói thì làm sao mà tán gái được.
Nhiều người tin rằng để tán gái thành công phải có “duyên” trong cách nói chuyện. Và bạn phải chinh phục họ bằng khiếu hài hước để có một cuộc trò chuyện thật thú vị. Thực tế thì nó không đúng trong mọi trường hợp.
Không phải lúc nào sự tương tác tốt cũng khiến cho cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa. Đừng bận tâm đến việc những điều bạn sắp nói có đúng hay không chỉ cần nói những gì bạn nghĩ.
Thông thường, mọi người sẽ chẳng nhớ những gì họ đã nói và đã nghe thấy trong một cuộc trò chuyện bất kỳ, kể cả khi bạn cố tạo ấn tượng thì nó cũng sẽ bị “lãng quên” theo thời gian mà thôi. Vì thế, hãy nói những gì bạn muốn. Dù có thế nào cứ sống thật với bản thân bạn vẫn hơn mà. Đúng không nào?
1. Cách bắt chuyện với crush hiệu quả
Lưu ý trước khi nói bất kỳ điều gì, đừng phát ra bất kỳ mùi lạ nào vì khi bạn vừa lại gần cô nàng đã xách dép bỏ chạy rồi. (Con gái mũi thính lắm)
Vậy nên, hãy sử dụng lăn khử mùi mồ hôi và các sản phẩm vệ sinh răng miệng để luôn tự tin khi tiếp cận nàng nhé!
Nếu bạn và crush đã biết nhau:
Bắt đầu kể một mẩu chuyện rất ngắn, nội dung xoay quanh những chủ đề chung chung: về một việc vừa mới xảy ra hoặc về cuộc sống, hoặc sở thích cá nhân,…rồi NGAY LẬP TỨC hỏi về cô nàng với nội dung liên quan.
Ví dụ khi có 1 bản nhạc được phát, hãy nói về tiểu sử của ca sĩ hay bài hát đó, rồi NGAY LẬP TỨC hỏi cô nàng về ca sĩ hay nhóm nhạc yêu thích.
Ví dụ như hôm nay thời tiết chuyển nóng, bạn có thể đưa ra một nhận xét nào đó rồi NGAY LẬP TỨC hỏi cảm nhận của cô nàng về kiểu thời tiết này.
Sau đó hãy lắng nghe nàng trả lời.
Đấy là một dễ dàng nhất để bắt đầu trò chuyện. Bạn cần học cách quan sát xung quanh để tìm ra một lý do hợp lý để bắt chuyện.
Nếu bạn và crush chưa biết nhau:
Ông bà ta có câu “trước lạ sau quen” là để ám chỉ việc bắt đầu câu chuyện sẽ khiến người lạ trở thành người quen, thậm chí, sau đó họ có thể là người yêu, vợ, bạn thân, đối tác, người đỡ đầu hay khách hàng lớn của bạn.
Có vô vàn cách để bắt đầu một câu chuyện. Và cách cơ bản nhất để bắt đầu một câu chuyện đó là việc tự giới thiệu bản thân mình, và tất nhiên, cô ấy cũng sẽ đủ lịch sự để giới thiệu về cô ấy với những thông tin cơ bản như tên kèm một nụ cười chẳng hạn.
Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đi tham gia một bữa tiệc 1 mình và bạn không quen biết ai. Hãy tiếp cận những ai cũng đơn độc như bạn để bắt đầu nói chuyện.
Tất nhiên, việc giới thiệu về bản thân là một cách khởi đầu câu chuyện tốt, tuy nhiên, hỏi xong bạn sẽ tiếp tục những gì? Bạn có thể khai thác tiếp câu chuyện từ thông tin bạn có được từ đoạn giới thiệu ví dụ như quê quán hoặc nghề nghiệp. Chẳng hạn, đây là một đoạn nói chuyện của tôi với một cô gái lạ trong một chuyến xe đi Đà Lạt:
– Không biết khi nào xe tới Đà Lạt bạn nhỉ?
– Khoảng 5h sáng đó bạn.
– Oh, bạn là người Đà Lạt à?
– Không bạn ơi, mình chỉ lên Đà Lạt có việc thôi?
– Ah, vậy chắc bạn hay đi Đà Lạt lắm nhỉ. Tại thấy bạn biết giờ giấc xe tới nè.
– Mình cũng hay đi, công việc của mình lên Đà Lạt thường xuyên mà.
– Công việc của bạn có vẻ thú vị nhỉ, được lên Đà Lạt coi như nghỉ mát.
– Ừ, mà đi nhiều cũng mệt lắm bạn ơi, cũng may là quen rồi. Còn bạn, đi du lịch hả?
– Đúng rồi. Mà mình không biết đi chỗ nào trên đó nè. Bạn có chỗ nào hay hay giới thiệu mình đi.
– (Sau đó bạn gái ấy kể rất nhiều điểm đi chơi, ăn uống ở Đà Lạt)
– Cám ơn bạn nhiều lắm. Mấy thông tin này chắc chỉ có ai thổ địa mới biết (cười). À mà nãy giờ nói chuyện mình chưa biết tên của bạn? Mình tên Khánh.
– Mình tên Hà. Mà khi nào bạn về lại SG?
– Đi cuối tuần rồi về thôi bạn. Còn bạn khi nào quay lại Sài Gòn?
– Mốt mình về thôi . Tại việc dưới cũng còn nhiều.
– Vậy khi nào về thì tụi mình đi cafe tám chuyện nhé. Bạn có số điện thoại không?
– Uh, được đó, số đt của mình…. Khi nào lên Đà Lạt, nếu cần gì cứ gọi mình, mình chỉ cho nhé.
Nếu bạn để ý, thì xung quanh bạn có rất nhiều để tài hoàn toàn MIỄN PHÍ để có thể khởi động hoặc tiếp nối câu chuyện, cái quan trọng là bạn cần phải tìm kiếm đề tài chung của bạn với “người lạ” để có thể kéo dài cuộc nói chuyện. Như ở ví dụ trên, tôi đã bắt đầu cuộc nói chuyện bằng chính đề tài là chuyến xe mà 2 người đang đi, sau đó là đề tài là Đà Lạt, nơi 2 người sẽ tới và quan tâm tới, và sau đó là những địa điểm, những mẹo du lịch mà cả 2 đều quan tâm.
Ngoài ra cũng có một số cách bắt chuyện rất sáng tạo mà bạn có thể tham khảo như cách của bạn VietCG này.
Hoặc nếu bạn nào có năng khiếu âm nhạc thì thử cách của bạn Tài này nhé!
Lưu ý ngay sau khi bắt chuyện nên kết hợp cùng lúc 3 kỹ năng giao tiếp này để duy trì câu chuyện:
Bắt chuyện rồi phải nói chuyện đã chứ, không thể vừa mới nói Xin Chào rồi Tạm Biệt ngay phải không nào?
1.1 Chia sẻ một vài điều nho nhỏ về bản thân bạn
Việc chia sẻ về bản thân mình với người khác có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không được tự nhiên cho lắm (đặc biệt nếu bạn là người hướng nội).
Nhưng nếu bạn biết cách sẻ chia (cho dù điều đó không quan trọng với bạn hay nó có vẻ nhảm nhí với người khác) tôi chắc rằng nó vẫn là một “gia vị” không thể thiếu nếu bạn muốn không khí thoải mái hơn?
Như đã đề cập ở trên, cô ấy ít khi nhớ hết những gì mà bạn đã nói. Cô ấy sẽ nhớ đến sự khoảnh khắc mà cả hai đều bối rối thậm chí là cảnh “lặng thinh” hơn là vài câu nhạt thếch mà bạn đã nói….
Hãy mạnh dạn lên và bắt đầu nói đi, bất cứ thứ gì bạn nghĩ tới. Kể cả bạn có ấp úng hay ngập ngừng thì cô ấy cũng sẽ biết ơn bạn lắm đấy vì rõ ràng bạn đang cố gắng để duy trì cuộc trò chuyện này cơ mà. Đừng băn khoăn nhiều quá, tự tin lên nào.
Hãy nhớ là, nếu bạn không bắt đầu nói chuyện với một ai, người ta sẽ mãi là người lạ. Ngay từ khi vừa mới sinh ra, bố mẹ bạn đã dạy cho bạn cách bắt chuyện bằng những tiếng gọi papa, mama. Lúc đó bạn đâu có biết mẹ bạn là ai, ba bạn là ai, nhưng bạn vẫn có thể cười và nói chuyện với họ. Sao giờ lại không?
1.2 Hãy để người khác được nói về bản thân mình bằng cách đưa ra những câu hỏi phù hợp
Ai cũng thích được nói về bản thân mình. Không phải vì họ tự cao mà vì đây là chủ đề an toàn nhất. Do vậy thay vì bối rối không biết phải nói gì, hãy đưa ra những câu hỏi phù hợp.
Chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cô ấy và cũng khiến cho cô ấy cảm thấy thoải mái hơn để kể câu chuyện bản thân.
Ví dụ:
Tôi: Em quê ở đâu thế? Girl: Ở xa lắm.
Tôi: Em làm nghề gì? Girl: Đủ để kiếm sống.
Tôi: Em bao nhiêu tuổi? Girl: Hỏi làm gì? (trò chuyện kết thúc, tội nghiệp thằng bé)
Đó là những câu hỏi xã giao, hỏi một hai câu cũng được, nhưng nếu dùng quá nhiều, sẽ khiến người nghe cảm giác như bị FBI tra khảo. Hãy hỏi sao cho phù hợp nhé!
Tôi: Cậu quê ở đâu thế? Girl: Ở xa lắm.
Tôi: Thế nơi đó so với nơi đây thì thế nào? Girl: À… (bắt đầu bô lô ba la)
Lưu ý trong giao tiếp, ngôn ngữ chỉ đóng góp một tỷ lệ % nhỏ trong thành công của một cuộc nói chuyện, phần còn lại đóng góp vào sự thành công của buổi nói chuyện lại là yếu tố phi ngôn ngữ bao gồm:
– Giọng nói: dễ nghe, rõ ràng đủ lớn để nghe và có âm điệu
– Cử chỉ (body language)
– Ánh mắt
– Nụ cười (cười nhiều hơn)
Phần phi ngôn ngữ này mình sẽ có một bài viết riêng! Hãy đăng ký nhận thông báo để đón đọc các bài viết mới nhất nhé!
1.3 Thay vì đặt câu hỏi có hoặc không hãy hỏi những câu hỏi mở
Có rất nhiều bạn cũng đã cố gắng trò chuyện với người lạ, tuy nhiên lại chỉ sau vài câu thì 2 người…trò chuyện qua ánh mắt và sự im lặng đáng sợ.
Thông thường, câu chuyện trở nên bế tắc vì những câu trò chuyện chỉ mang 1 hướng ví dụ như 1 câu nói về 1 sự việc nào đó, hoặc 1 đối tượng mà người ta không quan tâm. Vì vậy, hãy đặt những câu hỏi để người kia biết bạn đang lắng nghe. Và những câu hỏi kiểu Có/Không cũng sẽ giết chết cuộc nói chuyện của bạn. Hãy sử dụng những câu hỏi mở để khơi dậy vấn đề.
Ví dụ như “em ăn cơm chưa?”…Cô ấy sẽ chỉ trả lời là “có” hoặc “không” thôi và sẽ dừng lại ở đây.
Hãy nhớ những câu hỏi mở sẽ giúp bạn tìm hiểu cô ấy một cách sâu sắc và tinh tế hơn nhiều và khuyến khích cô ấy nói nhiều hơn.
Ví dụ nhé: “em thấy món đó thế nào?”…
2. Chủ đề ăn uống là chủ đề dễ dàng để nói chuyện
Không phải ai cũng biết về cuộc cách mạng khoa học công nghệ gần nhất hay về mốt thời trang mới nhất nhưng chắc chắn mọi người đều có nhu cầu tối thiểu về ăn uống. Chính vì thế người ta sẽ luôn có tối thiểu một vài sở thích ăn uống hay là ý kiến về một loại đồ ăn nào đó. Và thế là đủ để bắt đầu một cuộc trò chuyện.
Nếu hai bạn đang ngồi cùng bàn ăn, sao bạn không thử đưa ra ý kiến của mình về món ăn vừa được dọn lên? Hay bạn có thể chia sẻ về cách nấu nướng vài món mà bạn đã thử. Hoặc nếu bạn đang ăn khuya, hãy hỏi trao đổi với đối phương về cách ăn khuya an toàn, đồ ăn như thế nào thì thích hợp, ăn khoảng bao nhiêu thì hợp lý…Tôi chắc rằng chủ đề này sẽ khiến cuộc trò chuyện của bạn “thành công” theo đúng nghĩa.
3. Đơn giản là lắng nghe và đặt câu hỏi những gì cô ấy nói
Không phải lúc nào bạn cũng có đủ hiểu biết về chủ đề bạn đang nói. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là đặt câu hỏi cho những gì cô ấy đã nói.
Đấy chính là lý do tôi nói bạn cần phải tập trung lắng nghe. Việc này tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại rất lớn vậy mà đôi khi chúng ta lại quên mất. Nó chứng tỏ rằng bạn cảm thấy hứng thú và đã rất tập trung để lắng nghe những điều cô ấy nói, việc này giúp cô ấy có hứng thú để tiếp tục chia sẻ câu chuyện với bạn.
Chẳng hạn cô ấy đang kể cho bạn về công việc của cô ấy nhưng bạn lại không phải người trong nghề, bạn chẳng biết gì về nó cả. Lúc này đây “lắng nghe và hỏi” là giải pháp hữu hiệu nhất phải không nào?
Ai cũng nghĩ rằng nghe thì…dễ hơn nói. Nhưng thực tế không phải vậy. Đâu phải ngẫu nhiên mà Prudential có câu slogan cho chính thương hiệu của mình “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Nghe là cả một nghệ thuật (và tất nhiên, người nghe là một nghệ sĩ).
Nghe không đơn giản là bạn ngồi yên, ngóng lỗ tai lên và nghe những gì người ta nói. Vào một thời điểm, bạn phải tiếp thu rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và nghệ thuật trong lắng nghe là chọn lọc và xử lý thông tin đó như thế nào. Chưa kể bạn thường xuyên bị chi phối bởi những yếu tố xung quanh ví dụ như tiếng nhạc, tiếng xe cộ ồn ào, tiếng điện thoại, tiếng chơi game, tiếng gõ lóc cóc từ bàn phím….
Để trở thành một người nghe thực sự, bạn cần kết hợp tư thế nghe, ánh mắt và việc đặt câu hỏi với người nói. Trong quá trình nghe, bạn cần có những tư thế hay cử chỉ thích hợp với tình huống. Ví dụ: Bạn vươn người tới trước để thể hiện bạn đang chăm chú lắng nghe, thả lỏng cơ thể và mặt hướng về người nói, gật đầu và mỉm cười nếu bạn thấy phù hợp (ngôn ngữ cơ thể).
Hạn chế những hành động có thể khiến người nói cảm thấy không được tôn trọng như lấy điện thoại ra nhắn tin liên tục, thường xuyên nhìn vào đồng hồ, rung chân, nhìn chỗ khác hoặc mân mê đồ trang sức. Ngoài ra lắng nghe không chỉ đơn thuần là ngồi nghe mà còn là đánh giá những gì mình đang nghe được và phản hồi cho người nghe.
Nếu bạn thực sự biết cách lắng nghe, nhiều người sẽ khen bạn là người nói chuyện có duyên mặc dù nhiều khi trong cả buổi nói chuyện, bằng chẳng hề nói ra cái gì cả. Ở đây, vấn đề là biết cách khơi gợi người nói để người ta nói ra.
Ngoài các vấn đề được nhắc tới ở trên, bạn cũng cần tránh hỏi một số việc có thể khiến cô ấy khó chịu hoặc là có ấn tượng xấu với bạn.
Hạn chế hoặc tránh hỏi quá sâu vào đời sống cá nhân của người được hỏi , nên nhớ, bạn với người kia chỉ mới nói chuyện, vì vậy hãy nói về những vấn đề chung, quan điểm…. Đừng để trở thành nhân viên điều tra hoặc thám tử trong mắt người ta.
4. Người biết nhiều nhất chưa chắc là người giao tiếp giỏi nhất
Nếu bạn nghĩ việc hiểu biết phong phú có thể giúp bạn giao tiếp dễ hơn với nhiều người ở lĩnh vực khác nhau thì bạn đã lầm. Bạn hiểu biết rộng tức là bạn sẽ có nhiều thứ để nói hơn mà khi bạn nói nhiều hơn thì nàng đâu còn đất để “dụng võ” nữa. Thế thì chả khác nào bạn tự nói và bạn cũng tự nghe kiểu như độc thoại nội tậm vậy đó.
Đừng cố gắng khoác lác hoặc thể hiện mình biết mọi thứ hoặc nổ chỉ để gây ấn tượng với người ta. Đừng nghĩ là người lạ là sẽ không biết gì hoặc sẽ không phát hiện bạn đang nổ “banh xác”. Bạn hãy thử cảm giác nếu gặp phải một người bạn mới gặp mà nổ banh xác xem thế nào? Người ta cũng sẽ có cảm giác như vậy và không muốn nghe bạn thêm tí nào đâu.
Vì thế mà cho dù bạn có hiểu biết rộng đến mấy thì cũng đừng “phô diễn” nó ra nhiều quá. Hãy nói những vấn đề cơ bản thôi. Nhớ rằng bạn đang cần sự đồng cảm, kết nối giữa hai người trong những tình huống đơn giản nhất, bình thường nhất. Vì thế mà đừng cố phức tạp vấn đề lên nữa. Đơn giản là bạn chỉ cần làm những gì bạn cảm thấy bạn cần phải làm.
Một điều nữa, nếu bạn tin rằng việc “duyên” nói chuyện là do bẩm sinh và không thể học hỏi được thì bạn thật sự là một kẻ ngốc! Mọi người đều có khả năng nói chuyện, ngay cả con vẹt cũng biết cách chào hỏi khách và nói chuyện với khách, sao bạn lại không?
4 Cách bắt chuyện với con gái dễ thực hiện nhất
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách gõ tiếng Việt trên Facebook, viết tiếng Việt có dấu trên Fb
- VSCO: Cách sử dụng Copy Edits + Paste Edits trong VSCO Thủ thuật
- Mẫu Hợp đồng ủy quyền bán nhà ở
- Cách in PDF, in 2 mặt PDF, in nhiều trang PDF trên 1 tờ A4
- Cách đăng nhập tài khoản Yahoo không cần mật khẩu – friend.com.vn