PLL là bước thứ 4 và cũng là cuối cùng của phương pháp giải Rubik 3×3 nâng cao – CFOP. Do chỉ gồm 21 công thức nên mọi người thường sẽ khuyên bạn nên học PLL trước OLL và F2L.
>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách giải Rubik 3×3 bằng CFOP.
Giới thiệu về công thức PLL
PLL là từ viết tắt cho Hoán vị lớp cuối cùng (Permutation of the Last Layer) và là bước cuối của phương pháp giải Rubik nâng cao CFOP. Trong bước này, toàn bộ mặt trên đã cùng màu, bây giờ ta sẽ dùng những dãy công thức PLL để di chuyển các mảnh vào vị trí cần thiết.
PLL có tổng cộng 21 công thức (sẽ là 13 nếu bạn tính các trường hợp mirror và nghịch đảo là như nhau) và mỗi trường hợp được đặt tên theo một chữ cái. Ngoài ra, PLL là cũng là một nhóm rất nhỏ của ZBLL (được mệnh danh là “chén thánh” của speedcubing).
Tương tự như OLL, bộ công thức PLL cũng có thể chia nhỏ ra làm 2 bước (2look PLL): đầu tiên là hoán vị góc rồi đến hoán vị cạnh. Bạn chỉ cần học 7 công thức thay vì 21 nhưng đương nhiên sẽ tốn thời gian hơn. Phần hướng dẫn 2 look PLL mình cũng đã có ghim ở bên dưới.
Hướng dẫn cách áp dụng công thức PLL
Đầu tiên, bạn xoay tầng trên cùng U (hay lớp màu vàng) để mặt trên khớp với một trong 21 trường hợp. Sau đó áp dụng công thức PLL phù hợp là được.
Ví dụ
Những lưu ý trước khi học công thức PLL
▪️ Mình đã liệt kê từ 1-3 công thức khác nhau cho từng trường hợp để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Công thức ở vị trí đầu tiên thường dễ học nhất và cũng được nhiều người sử dụng hơn những công thức còn lại.
▪️ Các dãy move trong ngoặc () được hiểu là combo Finger Trick, giúp bạn xoay nhanh hơn và mượt mà hơn. Một trong số đó rất phổ biến như (R U R’ U’) – thuật ngữ Sexy Move.
R U R’ U’ – thuật ngữ Sexy Move
>> Tham khảo: Finger Trick – Bí kíp xoay Rubik nhanh và chuyên nghiệp.
▪️ Hãy chắc chắn rằng bạn đã nhớ các kí hiệu Rubk nâng cao như: x, y, z, u, r,.. vì nó sẽ xuất hiện rất nhiều đấy.
>> Tham khảo: Tổng hợp các kí hiệu Rubik và qui ước khi chơi.
21 công thức PLL – Hoán vị tầng cuối cùng cho khối Rubik (CFOP)
Nhóm 1 – Hoán vị góc
Tên Ảnh Công thức PLL Aa
▪️ x (R’ U R’) D2 (R U’ R’) D2 R2
▪️ l’ U R’ D2 (R U’ R’) D2 R2
Ab
▪️ x’ (R U’ R) D2 (R’ U R) D2 R2
▪️ x R D’ R U2 R’ D R U2 R2
E
▪️ x’ (R U’ R’ D) R U R’ u2 (R’ U R D) R’ U’ R
▪️ x’ (R U’ R’ D) (R U R’ D’) (R U R’ D) (R U’ R’ D’)
▪️ x’ (L’ U L D’) (L’ U’ L D) (L’ U’ L D’) (L’ U L D)
Nhóm 2 – Hoán vị cạnh
Tên Ảnh Công thức PLL Ua
▪️ (R U’ R U) R U (R U’ R’ U’) R2
▪️ M2 U (M U2 M’) U M2
▪️ y2 (R2 U’ R’ U’) R U R U (R U’ R)
Ub
▪️ R2 U (R U R’ U’) R’ U’ (R’ U R’)
▪️ M2 U’ (M U2 M’) U’ M2
▪️ y2 (R’ U R’ U’) R’ U’ (R’ U R U) R2
Z
▪️ (M2′ U M2′ U) M’ U2 (M2′ U2 M’)
▪️ y’ M’ U (M2′ U M2′) U (M’ U2 M2)
H
▪️ (M2′ U M2′) U2 (M2′ U M2′)
Nhóm 3 – Hoán vị cả cạnh và góc
Tên Ảnh Công thức PLL T
▪️ (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) R’ U’ (R U R’ F’)
F
▪️ R’ U’ F’ (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) (R’ U’ R U) (R’ U R)
▪️ y (R’ U2 R’ U’) y (R’ F’ R2 U’) (R’ U R’ F) R U’ F
Ja
▪️ (R’ U L’ U2) (R U’ R’ U2 R) L U’
▪️ y’ (L’ U’ L F) (L’ U’ L U) L F’ L2′ U L
Jb
▪️ (R U R’ F’) (R U R’ U’) R’ F R2 U’ R’ U’
Ra
▪️ (R U’ R’ U’) (R U R D) (R’ U’ R D’) (R’ U2 R’)
▪️ y’ (L U2′ L’ U2′) L F’ (L’ U’ L U) L F L2′ U
▪️ (R U R’ F’) (R U2′ R’ U2′) (R’ F R U) (R U2 R’ U’)
Rb
▪️ (R’ U2 R U2′) R’ F (R U R’ U’) R’ F’ R2
▪️ (R’ U2 R’ D’) (R U’ R’ D) (R U R U’) (R’ U’ R U’)
V
▪️ (R’ U R’ U’) y (R’ F’ R2 U’) (R’ U R’ F) R F
Y
▪️ F (R U’ R’ U’) (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F R F’)
Na
▪️ (R U R’ U) (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F R2 U’) R’ U2 (R U’ R’)
▪️ (L U’ R U2) L’ U R’ (L U’ R U2) L’ U R’
Nb
▪️ (R’ U R U’) (R’ F’ U’ F) (R U R’ F) R’ F’ (R U’ R)
▪️ (R’ U L’ U2 R U’ L) (R’ U L’ U2 R U’ L)
Nhóm 4 – Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G)
Tên Ảnh Công thức PLL Ga
▪️ R2 U (R’ U R’ U’) (R U’ R2) D U’ (R’ U R D’)
▪️ R2 u (R’ U R’ U’) R u’ R2 y’ (R’ U R)
Gb
▪️ (R’ U’ R) U D’ (R2 U R’ U) (R U’ R U’) R2 D
▪️ (R’ U’ R) y R2 u (R’ U R U’ R) u’ R2
▪️ y (F’ U’ F) (R2 u R’ U) (R U’ R u’) R2
Gc
▪️ R2 U’ (R U’ R U) (R’ U R2 D’) (U R U’ R’) D
▪️ R2 u’ (R U’ R U) R’ u R2 y (R U’ R’)
Gd
▪️ (R U R’) U’ D (R2 U’ R U’) (R’ U R’ U) R2 D’
▪️ (R U R’) y’ (R2 u’ R U’) (R’ U R’ u) R2
2 Look PLL – 7 công thức PLL cơ bản
2 look PLL bao gồm 7 công thức nằm trong PLL và được chia làm 2 bước nhỏ hơn:
- Bước 1: Hoán vị góc (3 công thức trong nhóm 1).
- Bước 2: Hoán vị cạnh (4 công thức trong nhóm 2).
Như đã nói ở trên, bạn có thể chỉ học 2 look PLL nhưng đừng nên coi nó là giải pháp lâu dài. Không giống như OLL bạn có thể dễ dàng tạo dấu thập để sẵn sàng cho việc định hướng, thời gian nhận ra trường hợp ở 2 look PLL thậm chí dài hơn cả thời gian thực hiện.
Điều này dẫn đến thời gian giải tầng ba chậm hơn x2 lần thay vì PLL đầy đủ. Dù sao thì sau khi học xong 2 look PLL, bạn nên học luôn các công thức còn lại, hầu hết chúng đều tương đối dễ học và dễ dàng Finger Trick.
Lời khuyên khi học công thức PLL
– Nên nhớ rằng khi học một khối lượng công thức lớn, bạn không được nóng vội, trung bình một ngày học từ 2-4 công thức là vừa đẹp. Tập đi tập lại để các công thức hằn sâu vào bộ nhớ cơ của bạn và không bị quên đi sau một thời gian dài. Các công thức cũ một tuần vẫn cần ôn lại một buổi.
– Học 2 Look PLL trước là một lựa chọn khôn ngoan nhưng chỉ nên coi là giải pháp tạm thời.
– Luyện tập Finger Trick đi cùng với việc học công thức, bạn vừa nhớ công thức tốt hơn mà xoay cũng nhanh hơn
Chúc bạn thành công !
#Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại Comment hoặc nhắn tin cho Facebook của chúng tôi tại đây – Facebook H2 Rubik.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bật đèn LED nháy khi có cuộc gọi đến iPhone
- Cách đặt vé máy bay giá rẻ bao gồm thuế và phí – BestPrice
- Nguyên nhân màn hình cảm ứng bị liệt 1 phần và cách sửa hiệu quả – friend.com.vn
- Mách bạn cách kiểm tra ai đang dùng wifi nhà bạn
- Cách chống phân mảnh ổ cứng Windows 10 tốt nhất