Theo quan điểm dân gian Việt Nam, trúng gió nghĩa là bị “gió độc” xâm nhập vào cơ thể, gây ra các triệu chứng như mỏi mệt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân… Vậy nguyên nhân trúng gió là gì và cách xử trí khi bị trúng gió ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm những thông tin cần thiết.
Hiện tượng trúng gió là gì?
Hiện tượng trúng gió mà dân gian hay nhắc đến đồng nghĩa với bệnh cảm theo cách gọi của Tây y, bệnh “thời khí” trong Đông y. Nguyên nhân trúng gió là do yếu tố thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… tác động đột ngột, khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
Trúng gió là hiện tượng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý khi bị trúng gió thì sau vài ngày cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Đối tượng nào dễ bị trúng gió?
– Người già.
– Trẻ em.
– Người đang bị ốm, đang điều trị bệnh.
Người cao tuổi là một trong những đối tượng rất dễ bị trúng gió
Trúng gió thường xảy ra khi nào?
– Thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… khiến cơ thể chưa kịp thích ứng.
– Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…
– Thời điểm giao mùa.
Triệu chứng khi bị trúng gió
– Cảm giác ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
– Nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa.
Nhức đầu, chóng mặt là triệu chứng của trúng gió
– Đau bụng, tiêu chảy.
– Nặng hơn có thể hôn mê, chân tay co cứng…
– Để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng… nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cách xử trí khi bị trúng gió
Nếu bị trúng gió, bệnh nhân có thể xử lý tại nhà. Theo Đông Y và Tây Y sẽ có các cách xử lý trúng gió khác nhau, do cách nhìn nhận nguyên nhân của trúng gió khác nhau.
Theo Tây y
Theo Tây Y thì trúng gió tương đương với hiện tượng cảm không rõ nguyên nhân. Do đó, sẽ chú trọng xử lý triệu chứng bệnh với các loại thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, kháng histamin. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sĩ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol đơn thành phần hoặc kết hợp nhiều thành phần…)
Theo Đông y
Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên, không áp dungh phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
Uống trà gừng, nước gừng tươi giã nát
Uống nước gừng tươi giã nát sẽ giúp làm ấm cơ thể khi bị trúng gió
Làm nóng gan bàn chân.
Đối với người bị bất tỉnh cần bấm huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại. Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân để tăng lượng máu nuôi dưỡng não, để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị. Nếu người bị trúng gió có các biểu hiện trầm trọng hơn như lờ mờ, mệt mỏi, khó thở, hãy đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.
Phòng ngừa trúng gió như thế nào?
– Di chuyển từ phòng có máy lạnh ra môi trường bình thường, nên đứng ở cửa một lát để cơ thể thích ứng với môi trường bên ngoài rồi hãy ra khỏi đó.
– Nếu thời tiết lạnh, trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ là những nơi dễ bị nhiễm lạnh. Với người cao tuổi, nên đợi khi có ánh sáng mặt trời, sương tan, rồi mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ để tránh gió và đột quỵ.
– Nếu phải ra ngoài vào ban đêm, thời tiết lạnh, thì cần khoác thêm áo. Ban đêm khi ngủ cũng nên đóng cửa sổ để gió không lùa vào phòng.
– Không nên uống rượu để làm ấm cơ thể khi bị cảm lạnh.
– Tránh nơi có gió lùa khi tắm, lau người nhanh để không bị mất nhiệt và nhiễm lạnh. Không nên tắm khuya hay tắm nước lạnh.
Tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể, phòng ngừa trúng gió
– Khi ngồi trong phòng điều hòa, tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau.
– Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông.
– Khi ngủ dậy nên nằm trên giường tầm 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường.
– Tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.
Phân biệt trúng gió với đột quỵ/tai biến
Trúng gió (trúng phong) như đã trình bày ở trên, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, gió, lạnh, sương… tác động vào cơ thể một cách đột ngột. Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, suy nhược, làm việc quá sức, say rượu…
Nguyên nhân xảy ra trúng gió là do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu giãn nở ra, áp huyết hạ xuống.
Trong khi đó, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cấp lên não bộ hoặc các khu trung ương thần kinh. Trường hợp dòng máu đột ngột tắc do tác động mạch máu não, gọi là đột quỵ do nhồi máu não còn đột quỵ do chảy máu não khi mạch máu não bị vỡ, thì gọi là xuất huyết não.
Khi đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ, lập tức gọi cấp cứu
Đột quỵ não có thể các biến chững như gây liệt, mất cảm giác, khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng … phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương và bị tổn thương ở mức độ nào.
Để xác định bệnh nhân trúng gió hay đột quỵ, có thể áp dụng 3 mẹo sau:
– Cười: Yêu cầu bệnh nhân cười mỉm, nếu không thể cười mỉm được thì bệnh nhân bị đột quỵ
– Nói: Hỏi bệnh nhân vài câu đơn giản, bệnh nhân nói không tròn tiếng hoặc không nói được thì có nghĩa là bị đột quỵ.
– Giơ 2 tay: Yêu cầu bệnh nhân giơ cả hay tay lên, nếu bị đột quỵ thì họ không thể nâng cả hai cánh tay do bị yếu hoặc liệt 1 bên.
Người đang khỏe mạnh mà đột nhiên ngã nằm xuống, sờ người thấy nóng sốt thì có thể bị trúng gió. Còn nếu sờ thấy bình thường hay lạnh thì nên nghĩ đến đột quỵ.
Khi đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ, lập tức gọi cấp cứu, giữ bệnh nhân nằm yên, đầu hơi nâng lên và thực hiện các biện pháp khai thông đường thở nhằm. Tuyệt đối không cạo gió, xoa dầu hay di chuyển nạn nhân. Kiểm tra và ghi nhớ những triệu chứng ban đầu để báo với bác sĩ.
Lưu ý: Bệnh nhân đột quỵ não cần được cấp cứu kịp thời trong 6 tiếng đầu (còn gọi là 6 giờ vàng). Nếu cấp cứu quá muộn có thể gây di chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: friend.com.vn/BenhvienHongNgoc/
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa – Lồng tiếng full bản đầy đủ tập 40
- Enlight Photofox – Chỉnh sửa ảnh nghệ thuật Ứng dụng,Ảnh & Video
- Bảng Kí Tự Đặc Biệt FiFa Online 3,4 hay nhất
- Hướng dẫn đánh công thức toán học trong Word đơn giản dễ hiểu
- Bật mí 2 cách lưu số điện thoại vào sim trên Iphone hiệu quả nhất