Khái niệm băng thông
Băng thông (bandwidth) là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong khoảng thời một giây. Khái niệm bandwidth đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền. Bandwidth càng lớn, tốc độ truyền dữ liệu càng cao.
Trong lĩnh vực mạng máy tính, bandwidth thường được biểu diễn dưới dạng bit trên giây (bps). Các mạng máy tính hiện nay thường có tốc độ lên đến hàng triệu bit trên giây (Mbps), hoặc thậm chí hàng tỷ bit trên giây (Gbps).
Bóp băng thông là gì?
Điều tiết băng thông hay bóp băng thông là việc các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider) hoặc các nhân viên quản trị hệ thống mạng (Network System Administrator) giảm băng thông dịch vụ Internet một cách có chủ đích.
Nói cách khác, nó là việc ai đó chủ động làm giảm “tốc độ” của một đường truyền Internet xuống mức thấp hơn tốc độ tối đa nó có thể truyền tải được.
Việc bóp băng thông có thể diễn ra ở nhiều nơi khác nhau giữa các thiết bị (như máy tính hay smartphone) và các trang web hoặc dịch vụ bạn đang sử dụng trên Internet.
Các công cụ speed test không thể phát hiện một kết nối Internet có bị bóp băng thông hay không bởi vì nó được áp dụng trên các trang web và các địa chỉ IP nhất định. Kết quả là, khi người dùng thực hiện speed test, họ luôn luôn nhận được kết quả upload và download hoàn hảo nhất.
Vì sao các nhà mạng hoặc công ty lại muốn bóp băng thông?
Thông thường, việc bóp băng thông chỉ được thực hiện khi các trung tâm dữ liệu (data center) gặp sự cố kỹ thuật chẳng hạn khi hệ thống mạng quá tải vào những giờ cao điểm, khi mạng lưới cáp quang bị hư hỏng hoặc khi cáp quang biển bị đứt.
Tuy nhiên, một vài ISP sử dụng biện pháp bóp băng thông cho các mục đích không rõ ràng để khiến cho người dùng nghĩ rằng kết nối của họ không đủ khả năng tải file ổn định hoặc xem video trực tuyến trên YouTube… theo thời gian thực. Trong trường hợp này, người dùng sẽ phải bỏ thêm tiền nâng cấp đường truyền nếu muốn có tốc độ hợp lý hơn để xem/download nội dung một cách mượt mà.
Rõ ràng, nếu bạn là người dùng của một đường truyền hay dịch vụ Internet, bạn hiếm khi được hưởng lợi từ việc bóp băng thông.
Trái lại, nhà mạng – cầu nối trung gian giữa bạn và các dịch vụ nền web – thường là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này.
Ví dụ, một nhà mạng có thể bóp băng thông vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày để giảm tải cho hệ thống mạng của họ, việc này giúp giảm lượng dữ liệu họ phải xử lý đồng thời, nhờ vậy họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí do không cần phải mua thêm nhiều thiết bị hơn để xử lý lưu lượng dữ liệu lớn (traffic) vào những thời điểm đó.
Việc bóp băng thông hầu hết được áp dụng trên các dịch vụ web đòi hỏi tốc độ truyền tải dữ liệu cao như YouTube, BitTorrent.
Bóp băng thông có nguồn gốc từ các nhà mạng là phổ biến nhất, nhưng nó cũng có thể đến từ bên trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, máy tính của bạn tại nơi làm việc chỉ được phép sử dụng một lượng băng thông nhất định để truy cập Internet, và lượng băng thông đó do các nhân viên quản trị mạng của công ty quyết định.
Bên cạnh đó, đôi khi việc bóp băng thông lại xuất phát từ chính các nhà cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối. Chẳng hạn, một dịch vụ sao lưu đám mây có thể bóp băng thông khi bạn tải một lượng lớn dữ liệu lên các máy chủ của họ, việc này sẽ làm bạn mất rất nhiều thời gian cho việc sao lưu, nhưng họ lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, các dịch vụ online như game nhập vai thế giới mở (MMOG) cũng có thể bóp băng thông ở những thời điểm nhất định để ngăn các dịch vụ của họ khỏi bị quá tải hoặc bị treo.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Đổi số thành chữ trong word 2016, 2013, 2010, 2007, 2003
- Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước
- So sánh iPhone Xs Max và iPhone 11: Nên chọn mua máy nào?
- 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? 1 thập kỷ ? thiên niên kỷ ?
- Cách mua acc GTA 5 bản quyền đơn giản nhất | Zuu.vn