Ngày nay, làm trái ngành không còn là “chuyện hiếm” trong xã hội, với khoảng 70% sinh viên ra trường làm ngành khác. Kế toán cũng không phải là một ngoại lệ. Vì vậy, có rất nhiều sinh viên thường băn khoăn, liệu mình có thể làm trái ngành được không? Và nếu có thì nên làm gì? Hãy cùng EHOU tìm câu trả lời ngay sau đây:
Lý do cử nhân kế toán muốn làm trái ngành
Hiện nay, nhiều bạn trẻ nắm bắt xu hướng thị trường lao động Việt Nam, thường chọn những ngành nghề được đánh giá là ổn định và có nhiều cơ hội việc làm. Kế toán là một ngành nghề có tính ổn định như vậy.
Nhiều người có cùng suy nghĩ như bạn, vì thế số lượng sinh viên đăng ký học và tốt nghiệp mỗi năm của ngành kế toán rất đông, trong khi các doanh nghiệp chỉ tuyển dụng đủ chỉ tiêu mà thôi. Để có một công việc kế toán “ổn định”, trước hết bạn phải cạnh tranh với số lượng lớn ứng viên, và nếu không có lợi thế cạnh tranh (như kinh nghiệm, kỹ năng làm việc,…) thì khả năng bạn được tuyển là khá thấp.
Ra trường bị thất nghiệp, áp lực tài chính, áp lực phải có công việc khiến nhiều sinh viên buộc phải tìm một công việc khác điều tất yếu
>> Nhiều người chọn học kế toán online, vừa học vừa làm tích lũy kinh nghiệm, ra trường dễ xin việc hơn.
Tất nhiên, mỗi người lại có một lý do khác nhau: Có người thì tự cảm thấy không phù hợp với công việc kế toán nên ra trường là tìm việc trái ngành; có người thì thích một ngành học khác nhưng không dám rẽ ngang, tốt nghiệp đại học mới dám qua ngành mới;… Nhưng tựu chung lại, khi đã làm trái ngành, các bạn sẽ cần thay đổi những suy nghĩ sau đây:
Bằng cấp không phải là tất cả
Nhiều bạn cứ nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ, cố gắng ra trường với tấm bằng giỏi thì tiền đồ sẽ sáng lạn, xin việc chỗ nào cũng nhận. Nếu vẫn còn suy nghĩ này thì bạn đã và đang lãng phí quãng thời gian sinh viên rồi đấy!
Bằng cấp rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh với ứng viên khác. Các công ty chỉ xem bằng đại học là điều kiện để bạn dự tuyển vào vị trí tương ứng với chuyên môn của bạn mà thôi; sau đó họ sẽ trực tiếp kiểm tra năng lực làm việc và những tố chất của bạn có phù hợp với công việc họ đang cần hay không.
Vì vậy, nếu tự tin vào năng lực của bản thân, sẵn sàng làm trái ngành, bạn vẫn sẽ được tuyển dù công việc không hề liên quan đến kế toán đi chăng nữa.
Dám thử – dám thất bại
Xin việc trái ngành thường rất khó khăn vì công việc chẳng ăn nhập gì với ngành mà bạn học cả. Tuy nhiên, nếu cứ không dám thử, ngại thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội. Thử nghĩ mà xem, bao nhiêu lần bạn đi xin việc, dù là cùng ngành kế toán, cũng bị từ chối. Vậy giờ có thêm một lần thất bại cũng chẳng sao.
Điều quan trọng khi bạn sẵn sàng đi xin việc khác, đó là bạn có sự tìm hiểu đối với công việc khác. Hiểu được mỗi công việc cần gì, bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân: “Tôi không thích ngồi một chỗ làm việc với sổ sách, tôi thích năng động, khả năng giao tiếp tốt” Vậy thì tìm hiểu kinh doanh đi! “Kế toán phải xử lý số liệu nhiều quá! Tôi lại thích nghiên cứu, phân tích số liệu hơn” Vậy thì làm Digital Marketing, hay phân tích tài chính đi!
Chung quy lại, nỗi sợ thất bại, ngại thay đổi dần dà sẽ khiến bạn trì trệ và lười biếng. Lười biếng chính là sự tự hủy hoại bản thân đến thất bại.
Đừng quá đặt nặng về lương thưởng
Khi mới bắt đầu bước chân vào một lĩnh vực mới, đừng bao giờ đặt nặng vấn đề lương thưởng. Doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao hơn để thuê người có chuyên môn hơn bạn vào làm việc. Họ thuê bạn, tức là họ đã trao cho bạn một cơ hội để bạn được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn có năng lực, doanh nghiệp sẽ giữ bạn làm việc lâu dài, có cơ chế đãi ngộ xứng đáng. Còn nếu bạn chưa đủ năng lực, tất nhiên họ sẽ trao cơ hội cho ứng viên phù hợp hơn.
Những công việc trái ngành bạn có thể làm khi chuyển từ ngành kế toán
Rất khó để bạn xin một công việc hoàn toàn không liên quan với kế toán mà lại yêu cầu chuyên môn cao, như công nghệ thông tin, y bác sĩ, kiến trúc sư,… Vị trí mà bạn chọn nên có ít nhiều liên quan đến kế toán, kinh tế và có chuyên môn không quá cao. Cộng thêm sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt thì việc apply vào những công việc trái ngành là hoàn toàn khả thi:
Nhân viên tư vấn (nhân viên kinh doanh, telesale,…): Đặc điểm chung của vị trí này là việc tư vấn, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ (thường là qua điện thoại), rất phù hợp với các bạn nữ có khả năng xử lý tình huống tốt, giọng nói dễ nghe, truyền cảm. Sinh viên ngành kế toán phần lớn là nữ, nên nếu có làm trái ngành thì công việc tư vấn là phù hợp hơn cả.
Nhân viên bán hàng: Đây là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng nên yêu cầu bạn phải hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ và các hóa đơn, chứng từ khác. Khả năng giao tiếp tốt, ngoại hình ưa nhìn là một điểm cộng dành cho bạn. Môi trường làm việc không quá gò bó, thích hợp với những bạn năng động, thích sự thoải mái.
Hành chính nhân sự: Đây là mảng thiên về nhân sự nhiều hơn, tuy nhiên tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, phòng kế toán và hành chính nhân sự thường gộp chung là một. Vì vậy nếu bạn có đủ sức kiêm cả 2 mảng thì có thể xin vào vị trí này.
Ngoài những ngành trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các công việc khác. Mỗi công việc đều có chuyên môn riêng, ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tại công ty, bạn nên tham gia thêm các lớp nghiệp vụ ngắn hạn hoặc học thêm một bằng đại học phục vụ cho công việc.
Trước đây, các khóa học chính quy, vừa học vừa làm đều yêu cầu sinh viên phải đến trường học tập trung, có nhiều bất cập đối với những người đi làm công việc bận rộn. Với cách học online trên mạng, sinh viên không phải đến trường, được tự chọn không gian, thời gian phù hợp với bản thân.
Các bạn có nhu cầu tư vấn chọn ngành học trực tuyến, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0919.240.116 hoặc đăng ký tư vấn miễn phí Tại đây. Chúc các bạn thành công!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- ̀ ℎ ̣ ̀ ̀ ℎ ℎ
- 4 cách chặn cuộc gọi ngoài danh bạ trên iPhone hiệu quả – friend.com.vn
- iPhone 7 (Plus) vs. iPhone 8 (Plus): Lohnt sich ein Upgrade? – connect
- ★ Bồ Câu Miền Bắc ★ Bồ câu Pháp giống, bồ câu thương phẩm, lồng công nghiệp, thiết bị chăn nuôi
- Bị gãy xương nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm cho người gãy xương